Tư vấn doanh nghiệp

Chi tiết cách tổ chức một cuộc họp đại hội đồng cổ đông A - Z

Mục lục

Chào LS Trí Minh, tôi tên Nam. Tôi có tìm hiểu quy định liên quan đến việc họp hội đồng cổ đông thì được biết các công ty có sự tham gia của hội đồng cổ đông cần họp ít nhất 4 tháng 1 lần, tôi muốn hỏi thêm vấn đề chính là tổ chức họp hội đồng cổ đông như thế nào và gồm những công việc gì ?

 

Chào Nam, xin cảm ơn câu hỏi bạn đã gửi đến chúng tôi. Trong Công ty cổ phần, Đại hội đồng cổ giữ vai trò then chốt, là hội đồng có quyết định cao nhất, bao gồm toàn bộ các cổ đông hợp pháp chiếm giữ số lượng cổ phẩn lớn, có quyền biểu quyết và tham dự họp hội đồng cổ đông thường niên hoặc bất thường.

Có thể nói, thông qua việc họp Đại Hội đồng cố đông, các cổ đông có thể nắm bắt được những thông tin về hoạt động, tình hình tài chính, cũng như tham gia đóng góp hoặc biểu quyết.

Một số mẫu câu hỏi hay gặp nhất trong cuộc họp hội đồng cổ đông

+ Kế hoạch kinh doanh của Công ty có đạt mục tiêu theo dự tính hay không;

+ Tình hình tài chính của công ty liên quan trực tiếp tới giá cổ phiếu và quền lợi của cổ đông.

+ Kết quả kinh doanh của Công ty như thế nào? Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc/Tổng giám đốc hoạt động ra sao?

+ Mức cổ tức của các cổ đông biến động ra sao?

+ Các vấn đề liên quan khác...

Trình tự triệu tập và tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông

+ Bước 1: Theo quy định, người có thẩm quyền triệu tập cuộc họp sẽ gửi thông báo mời họp bằng phương thức bảo đảm để đến được địa chỉ liên lạc của các cổ đông.

Thư mời họp phải được gửi đến tất cả các cổ đông có tên trong danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn. Thông báo được gửi bằng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của cổ đông; đồng thời đăng trên trang thông tin điện tử của công ty và đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương, khi xét thấy cần thiết theo quy định của Điều lệ công ty.

Trong đó, thông báo mời họp phải được gửi kèm cùng: Chương trình họp, các tài liệu sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp; Phiếu biểu quyết; Mẫu chỉ định đại diện theo ủy quyền dự họp.

Cổ đông  hoặc nhóm cổ đông có số cổ phẩn đạt tỷ lệ nhất định có quyền kiến nghị bằng văn bản vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị này phải được gửi đến Công ty chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc cuộc họp.

+ Bước 2: Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết.

Trường hợp không đủ 51%, các cổ đông sẽ được triệu tập lần thứ hai  trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết

Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện 33%, các cổ đông sẽ được triệu tập lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Khi đó, cuộc họp đại hội đồng cổ đông được tiến hành không bị phụ thuộc và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

+ Bước 3: Tiến hành cuộc họp Đại Hội Đồng Cổ Đông

Trước khi khai mạc cuộc họp, phải tiến hành Đăng ký cổ đông dự họp Đại Hội Đồng Cổ Đông;

Bầu ra Chủ tọa, thư ký, ban kiểm phiếu của cuộc họp;

Đại hội đồng cổ đông thông qua toàn bộ nội dung cuộc họp;

Thảo luận, thông qua các nội dung trong cuộc họp.

+ Bước 4: Thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

Nghị quyết được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số  phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông tham gia dự họp tán thành.  Trừ trường hợp sau:

Bầu thành viên hội đồng quản trị và Ban kiểm soát theo phương thức bầu dồn phiếu;

Phải đạt ít nhất 65% tổng số  phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông tham gia dự họp tán thành đối với các nội dung sau:

a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;

b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;

c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;

đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;

e) Các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.

Các cổ đông, cần chuẩn bị kỹ trước khi họp Đại hội đồng cổ đông

+ Kiểm tra nội dung chương trình họp xem có cần bổ sung gì không.

+ Kiểm tra danh sách các cổ đông tham dự;

+ Duyệt trước những điểm quan trọng và không quan trọng, đưa ra các nội dung chi tiết về ý kiến phát biểu.

+ Ghi chép lại;

+ Xem kỹ nội quy biểu quyết và điều kiện biểu quyết được hợp lệ.

06 ĐIỀU THỰC SỰ KHÁC BIỆT CỦA LUẬT TRÍ MINH:

(1) Luật sư/Chuyên viên cao cấp sẽ là người trực tiếp tư vấn, trao đổi, xử lý công việc và giám sát chất lượng thực hiện cho quý Khách hàng;

(2) Mọi chi phí triển khai công việc luôn được thông báo, thỏa thuận rõ ràng, hợp lý và minh bạch, không phát sinh thêm chi phí;

(3) Luật Trí Minh luôn bám sát công việc, cập nhật quý Khách hàng thường xuyên và kịp thời;

(4) Các tài liệu, giấy tờ, kết quả luôn được giao nhận tận nơi trong các quận nội thành Hà Nội/Tp. HCM;

(5) Khách hàng luôn được lắng nghe, thấu hiểu, được tham vấn đưa ra quyết định tối ưu nhất và hài lòng nhất;

(6) Luật Trí Minh có thể cung cấp tư vấn trực tiếp bằng các ngoại ngữ: tiếng Anh.

Ngoài dịch vụ tư vấn luật liên quan đến họp hội đồng cổ đông, Luật Trí Minh còn cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý liên quan khác đối với người nước ngoài, công ty vốn nước ngoài, ví dụ như:

(1) Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên

(2) Dịch vụ tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh vốn nước ngoài

(3) Dịch vụ tư vấn góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp công ty Việt Nam

(4) Tư vấn đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư cho công ty vốn nước ngoài

(5) Tư vấn thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty vốn nước ngoài

(6) Tư vấn xin Visa, Giấy phép lao động, Thẻ tạm trú cho nhà đầu tư, người lao động, chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại công ty vốn nước ngoài

(7) Tư vấn hợp đồng và các giao dịch kinh doanh của công ty vốn nước ngoài

>>> Hãy liên hệ ngay với Công ty Luật chúng tôi theo thông tin liên hệ dưới đây để cùng trao đổi, tư vấn, xúc tiến hợp tác và rất nhiều hỗ trợ pháp lý liên quan.

(SINCE 2007) CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH

Văn phòng Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà Viet Tower (Thái Bình Group), Số 01 Thái Hà, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

ĐT: (+84) 24-3766-9599

Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: Lầu 8, Tòa nhà Alpha, Số 151 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

ĐT: (+84) 28-3933-3323

Website: www.luattriminh.vn

Email: contact@luattriminh.vn

 

  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây