Tư vấn đầu tư nước ngoài

Quy định mới về ưu đãi đầu tư sản xuất công nghệ cao

Mục lục

Việt Nam có quy định mới về ưu đãi đầu tư sản xuất công nghệ cao khuyến khích các cá nguồn lực bỏ vốn đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao. Các chính sách, cơ chế, biện pháp này được ban hành một cách đồng bộ và trải dài trên nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước tạo nhiều thuận lợi hơn so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp khác, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước.

Quy định mới về ưu đãi đầu tư sản xuất công nghệ cao

1. Ngành, nghề được xác định là công nghệ cao

1.1. Luật Công nghệ cao năm 2008 quy định

Hoạt động công nghệ cao là hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; phát triển công nghiệp công nghệ cao.

1.2. Danh mục ngành được quy định là công nghệ cao

Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển  và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khich phát triển được quy định tại Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg  ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.  

2. Thủ tục chứng nhận thuộc trường hợp công nghệ cao

2.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao được quy định tại Luật đầu tư 2020 và Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ như sau:

- Sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển

- Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam

- Doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hàng năm của doanh nghiệp. 

- Tỷ lệ tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trên giá trị tổng doanh thu thuần trừ đi giá trị đầu vào hàng năm phải đạt ít nhất 2%; đối với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng và tổng số lao động từ 200 người trở lên phải đạt ít nhất 1%; đối với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 6000 tỷ đồng và tổng số lao động từ 3000 người trở lên phải đạt ít nhất 0,5%.

- Tỷ lệ lao động trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên trên tổng số lao động của doanh nghiệp phải đạt ít nhất 5%; đối với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 6000 tỷ đồng và tổng số lao động từ 3000 người trở lên phải đạt ít nhất 1%; đối với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng và tổng số lao động từ 200 người trở lên phải đạt ít nhất 2,5%. 

2.2. Quy trình, thủ tục chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao như sau:

- Hình thức công nhận: Cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao.

- Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao

+ Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

+ Bản thuyết minh doanh nghiệp

- Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức chịu trách nhiệm thẩm định, lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn để cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao và gửi cho doanh nghiệp.

3. Chính sách của nhà nước

3.1. Luật Công nghệ cao năm 2008 quy định:

Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động công nghệ cao là

1. Huy động các nguồn lực đầu tư, áp dụng đồng bộ các cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi ở mức cao nhất về đất đai, thuế và ưu đãi khác cho hoạt động công nghệ cao nhằm phát huy vai trò chủ đạo của công nghệ cao trong phát triển khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

3. Tập trung đầu tư phát triển nhân lực công nghệ cao đạt trình độ khu vực và quốc tế; áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực công nghệ cao trong nước và ngoài nước, lực lượng trẻ tài năng trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và các hoạt động công nghệ cao khác.

4. Khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ cao, đầu tư phát triển công nghệ cao; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hình thành mạng lưới cung ứng sản phẩm, dịch vụ phụ trợ cho ngành công nghiệp công nghệ cao.

5. Dành ngân sách nhà nước và áp dụng cơ chế tài chính đặc thù để thực hiện nhiệm vụ, chương trình, dự án về công nghệ cao, nhập khẩu một số công nghệ cao có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.”

3.2. Luật đầu tư 2020 cũng có quy định

Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao thuộc nhóm ngành, nghề được hưởng ưu đãi đầu tư.

3.3. Pháp Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có một số ưu đãi 

Hoạt động công nghệ cao đáp ứng một số điều kiện nhất định sẽ được hưởng ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Một số trường hợp được hưởng mức thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao;”

3.4. Pháp luật đất đai

Quy định Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn tiền thuê đất trong cả thời hạn thuê đất đối với đất xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học nếu đáp ứng được các điều kiện liên quan đối với hoạt động khoa học công nghệ (nếu có) bao gồm: Đất xây dựng phòng thí nghiệm, đất xây dựng cơ sở ươm tạo công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đất xây dựng cơ sở thực nghiệm, đất xây dựng cơ sở sản xuất thử nghiệm.

3.5. Pháp luật thuế giá trị gia tăng

Ap dụng mức thuế suất 5% đối với Dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việcnghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ; chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ quy định tại Luật Khoa học và công nghệ, không bao gồm trò chơi trực tuyến và dịch vụ giải trí trên Internet.

3.6. Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu quy định

“Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.”

Được thành lập từ năm 2007, có văn phòng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cùng đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, Luật Trí Minh hân hạnh và sẵn sàng là nhà tư vấn pháp lý đồng hành cùng quý khách trong suốt quá trình hoạt động. 

Quý khách và bạn đọc có nhu cầu tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. 

  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây