Giấy phép lao động

Dịch vụ tư vấn thủ tục xin cấp VISA, giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam mới nhất

Mục lục

I. VISA

Người lao động nước ngoài (Chuyên gia nước ngoài) phải có thị thực (visa) phù hợp và Giấy phép lao động (Work Permit) khi làm việc và sinh sống tại Việt Nam, theo quy định của Bộ Luật Lao động và Luật về cư trú của người nước ngoài.

Việt Nam phân ra nhiều loại visa khác nhau đối với người nước ngoài, cụ thể và chủ yếu như sau:

Các loại Visa làm việc (Working Visa) phổ biến đối với chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam và ký hiệu tương ứng

DN1, DN2 - cấp cho người nước ngoài vào làm việc với/cho doanh nghiệp Việt Nam, thời hạn không quá 03 tháng.

LĐ1, LĐ2 - cấp cho người nước ngoài làm việc với/cho doanh nghiệp Việt Nam, thời hạn không quá 02 năm

ĐT1 - cấp cho Nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài hoặc người đại diện (Legal Rep) của tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, tương ứng với từng mức vốn, cụ thể:

(i) ĐT1: từ 100 tỷ đồng trở lên, với thời hạn không quá 05 năm;

(ii) ĐT2: từ 50 tỷ - dưới 100 tỷ, với thời hạn không quá 05 năm;

(iii) ĐT3: từ 03 tỷ - dưới 50 tỷ đồng, với thời hạn không quá 03 năm;

(iv) ĐT4: dưới 03 tỷ, với thời hạn không quá 12 tháng.

Một số lưu ý đối với việc cấp visa làm việc trước khi nhập cảnh vào Việt Nam:

1. Trong mọi trường hợp, người nước ngoài phải được một tổ chức hoặc pháp nhân (Bên bảo lãnh) bảo lãnh visa. Bên bảo lãnh phải được cấp công văn xét duyệt nhập cảnh (Entry Permit) của Cục quản lý xuất nhập cảnh, trên cơ sở đó chuyên gia nước ngoài đăng ký cấp visa để được dán tại Hộ chiếu (Passport) mới có thể được nhập cảnh tại Việt Nam.

2. Ban đầu, Visa được dán trên Hộ chiếu sẽ có ký hiệu DN1. Sau khi nhập cảnh vào Việt Nam và hoàn thành một số thủ tục về lao động cho chuyên gia nước ngoài phù hợp với vị trí làm việc, nếu chuyên gia nước ngoài có mong muốn sinh sống và làm việc dài hơn 90 ngày, ký hiệu visa theo đó cũng sẽ có sự thay đổi cho phù hợp với các giấy phép về lao động đã được cấp.

(Xem thêm các bài viết về Giấy phép lao động, Xác nhận Miễn Giấy phép lao động và Giấy phép cho Chuyên gia/Nhà đầu tư nước ngoài)

3. Công văn xét duyệt nhập cảnh (Entry Permit) được cấp tại Việt Nam cho Bên bảo lãnh, người nước ngoài sẽ đăng ký để dán visa này vào Passport tại Đại sứ quán Việt Nam tại nước mà người nước ngoài đang sinh sống. Khi dán visa, sẽ phát sinh lệ phí nhà nước, thường sẽ là 25 USD đối với trường hợp có giá trị visa 01 lần, và 50 USD đối với trường hợp visa có giá trị nhiều lần.

4. Thủ tục để đăng ký visa này như sau: trước ít nhất 07 ngày kể từ ngày chuyên gia nước ngoài dự tính nhập cảnh, Bên bảo lãnh nộp hồ sơ đăng ký cấp visa tại Cục quản lý xuất nhập cảnh để làm thủ tục. Các thủ tục này sẽ làm tại Việt Nam và theo các mẫu đơn đăng ký theo quy định do Bên bảo lãnh ký và đóng dấu. Tại bước này, chuyên gia nước ngoài chỉ cần cung cấp bản chụp hoặc bản scan Hộ chiếu, thông tin ngày nhập cảnh, sân bay (dự kiến) khi nhập cảnh tại Việt Nam.

Các loại Visa gia đình (Family Visa) phổ biến đối với gia đình của chuyên gia nước ngoài và ký hiệu tương ứng

TT, VR - cấp cho vợ, chồng, con dưới 18 tuổi (người thân) của chuyên gia nước ngoài

Thời hạn của visa VR: Không quá 03 tháng

Thời hạn của visa TT: Không quá thời hạn visa của chuyên gia nước ngoài

Một số lưu ý đối với việc cấp loại visa này:

1. Bên bảo lãnh bao gồm 02 đối tượng: Tổ chức/Pháp nhân và chuyên gia nước ngoài đã được hoặc sẽ được cấp visa làm việc. Chuyên gia nước ngoài có thể đã vào Việt Nam hoặc vào Việt Nam cùng người người thân.

2. Visa được dán trên hộ chiếu của những người thân sẽ là VR hoặc TT. Sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, và có ý định sinh sống tại Việt Nam cùng người nước ngoài hơn 90 ngày, ký hiệu visa sẽ chuyển sang hẳn ký hiệu TT.

3. Thủ tục để đăng ký visa này như sau: trước ít nhất 07 ngày kể từ ngày người thân của chuyên gia nước ngoài dự tính nhập cảnh, Bên bảo lãnh nộp hồ sơ đăng ký cấp visa tại Cục quản lý xuất nhập cảnh để làm thủ tục. Tại bước này, người thân chuyên gia nước ngoài cần cung cấp bản chụp hoặc bản scan Hộ chiếu, thông tin ngày nhập cảnh, sân bay (dự kiến) khi nhập cảnh tại Việt Nam, và đặc biệt là một trong các giấy tờ sau chứng minh quan hệ gia đình do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp, bao gồm: Giấy đăng ký kết hôn (đối với trường hợp vợ/chồng); Giấy khai sinh (đối với trường hợp vợ chồng/con cái dưới 18 tuổi).

4. Lệ phí và thủ tục khi dán visa cho người thân tại Đại sứ quán Việt Nam tương tự như đối với chuyên gia nước ngoài.

 

II. GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG (GPLĐ/WORK PERMIT) /XÁC NHẬN MIỄN GPLĐ (WORK PERMIT - EXEMPTION)

Theo quy định của Bộ Luật lao động 2019, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam dưới 05 hình thức chủ yếu sau đây:

(1) Chuyên gia                            (2) Nhà quản lý            

(3) Lao động kỹ thuật                  (4) Giám đốc điều hành

(5) Nhà đầu tư                             (6) Nhóm chuyên gia nước ngoài công tác nội bộ

(7) Nhóm chuyên gia nước ngoài không phải cấp Giấy phép lao động (Miễn GPLĐ)

Khi làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài lao động trên 01 tháng hoặc có giao kết hợp đồng lao động với tổ chức/pháp nhân Việt Nam (Bên bảo lãnh), phải đăng ký cấp GPLĐ hoặc miễn Giấy phép lao động để lao động hợp pháp và làm căn cứ để đăng ký cư trú dài hạn tại Việt Nam.

+ Về thời hạn có hiệu lực của Giấy phép lao động: không quá 02 năm, có thể gia hạn 01 lần.

Đối với các trường hợp Giấy phép lao động hết thời hạn đã được gia hạn, chuyên gia nước ngoài phải đăng ký cấp (mới) Giấy phép lao động.

(Xem thêm bài viết về việc gia hạn Giấy phép lao động)

+ Về thời hạn có hiệu lực của Xác nhận Miễn Giấy phép lao động: không quá 02 năm và không có giá trị gia hạn. Khi hết hiệu lực của Xác nhận Miễn, Bên bảo lãnh đăng ký cấp mới Xác nhận Miễn cho nhóm chuyên gia này với thời hạn không quá 02 năm.

Quy trình thủ tục đối với cấp Giấy phép lao động

Bước 1: Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động của tổ chức/pháp nhân.

Cơ quan thực hiện: Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố (SLĐ)

Thời gian thực hiện dự kiến: khoảng 20 - 25 ngày

Thời hạn đăng ký: trước ít nhất 20 ngày (đối với hình thức nộp theo hình thức điện tử) hoặc 30 ngày (đối với hình thức nộp theo hình thức trực tiếp tại SLĐ) kể từ ngày dự tính tuyển dụng chuyên gia nước ngoài, tổ chức/pháp nhân phải thực hiện việc đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài với SLĐ và phải được SLĐ chấp thuận việc tuyển dụng trên.

(Ví dụ: ngày 21/05/2021, chuyên gia nước ngoài dự tính làm việc tại doanh nghiệp. Như vậy, thời gian đăng ký nên bắt đầu là ngày 21/04/2021, doanh nghiệp A phải thực hiện việc đăng ký nhu cầu tuyển dụng chuyên gia nước ngoài với SLĐ)

Hồ sơ đăng ký bao gồm:                                 

+ Công văn giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài

+ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp

Bước 2: Đăng ký cấp Giấy phép lao động

Cơ quan thực hiện: Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố (SLĐ)

Thời gian thực hiện dự kiến: khoảng 07 - 09 ngày

Thời hạn đăng ký: trước ít nhất 09 ngày (đối với việc đăng ký cấp theo hình thức điện tử) hoặc 15 ngày (đối với việc đăng ký cấp theo hình thức nộp trực tiếp tại SLĐ) kể từ ngày dự tính tuyển dụng chuyên gia nước ngoài, tổ chức/pháp nhân phải thực hiện việc đăng ký cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài.

(Ví dụ: ngày 21/05/2021, chuyên gia nước ngoài dự tính làm việc tại doanh nghiệp. Như vậy, thời gian đăng ký GPLĐ/Xác nhận miễn bắt đầu là ngày 06/05/2021, doanh nghiệp A phải thực hiện việc đăng ký cấp Giấy phép lao động/Xác nhận miễn GPLĐ cho người nước ngoài)

Hồ sơ đăng ký bao gồm:                                              

+ Đăng ký cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài

+ Hộ chiếu còn hạn của chuyên gia nước ngoài (ít nhất 06 tháng)

+ Ảnh 4x6cm, nền trắng, chụp không quá 06 tháng

+ Giấy khám sức khoẻ tại cơ sở được phép (khám không quá 06 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ)

+ Lý lịch tư pháp (được cấp không quá 06 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ)

+ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp

+ Các giấy tờ chứng minh năng lực làm việc tương ứng với vị trí chuyên gia nước ngoài làm việc. Đối với từng vị trí làm việc, sẽ có các loại giấy tờ và bộ giấy tờ khác nhau.

(Xem thêm bài viết về các giấy tờ chứng minh năng lực làm việc tương ứng với từng vị trí làm việc của chuyên gia nước ngoài)

Tổng thời gian thực hiện: khoảng từ 27 - 34 ngày.

 

III. GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG (GPLĐ/WORK PERMIT) /XÁC NHẬN MIỄN GPLĐ (WORK PERMIT - EXEMPTION)

Kể từ ngày 15/02/2021, khi nghị định 152/2020/NĐ-CP về lao động nước ngoài có hiệu lực, các quy định/điều kiện/định nghĩa về các vị trí lao động nước ngoài đã được thay đổi so với trước đây. Do vậy, kể từ thời điểm 15/02/2021, toàn bộ Giấy phép lao động/Xác nhận miễn Giấy phép lao động đã được cấp (cấp lại) theo Nghị định 11/2016/NĐ-CP sẽ tiếp tục có hiệu lực cho tới khi hết thời hạn nhưng không có giá trị gia hạn.

Như vậy, có thể hiểu, thủ tục pháp lý đối với việc gia hạn Giấy phép lao động chỉ có thể bắt đầu từ thời điểm năm 2023 trở đi, và áp dụng đối với các Giấy phép lao động được cấp theo NĐ 152.

Quy trình thủ tục đối với gia hạn Giấy phép lao động

Bước 1: Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động của tổ chức/pháp nhân.

Cơ quan thực hiện: Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố (SLĐ)

Thời gian thực hiện dự kiến: khoảng 20 - 25 ngày

Thời hạn đăng ký: trước ít nhất 20 ngày (đối với hình thức nộp theo hình thức điện tử) hoặc 30 ngày (đối với hình thức nộp theo hình thức trực tiếp tại SLĐ) kể từ ngày Giấy phép lao động mới có hiệu lực, tổ chức/pháp nhân phải thực hiện việc đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài với SLĐ và phải được SLĐ chấp thuận việc tuyển dụng trên.

(Ví dụ: ngày 22/10/2023, Giấy phép lao động hiện tại sẽ kết thúc. Như vậy, ngày bắt đầu Giấy phép lao động (gia hạn) sẽ là ngày 23/10/2023. Chính vì vậy, thời điểm muộn nhất đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài sẽ là ngày 22/09/2023, tuy nhiên, trên thực tế, chúng tôi khuyến nghị ngày đăng ký muộn nhất nên bắt đầu từ ngày 15/09/2023 để đảm bảo tránh bất kỳ rủi ro nào*)

Hồ sơ đăng ký bao gồm:                                 

+ Công văn giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài

+ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp

Bước 2: Đăng ký gia hạn Giấy phép lao động hoặc Xác nhận miễn GPLĐ

Cơ quan thực hiện: Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố (SLĐ)

Điều kiện thực hiện (**): Giấy phép lao động còn hạn ít 05 ngày (nhưng không quá 45 ngày). 

Thời gian thực hiện dự kiến: khoảng 07 - 09 ngày

Thời hạn đăng ký: trước ít nhất 09 ngày (đối với việc đăng ký cấp theo hình thức điện tử) hoặc 15 ngày (đối với việc đăng ký cấp theo hình thức nộp trực tiếp tại SLĐ), nhưng đảm bảo về điều kiện thực hiện(**), kể từ ngày dự tính Giấy phép lao động mới có hiệu lực, tổ chức/pháp nhân phải thực hiện việc đăng ký gia hạn Giấy phép lao động cho người nước ngoài.

(Ví dụ: ngày 22/10/2023, Giấy phép lao động hiện tại sẽ kết thúc. Như vậy, ngày bắt đầu Giấy phép lao động (gia hạn) sẽ là ngày 23/10/2023. Như vậy, thời gian muộn nhất đăng ký GPLĐ/Xác nhận miễn bắt đầu là ngày 07/10/2021, doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký gia hạn GPLĐ/Xác nhận miễn Giấy phép lao động cho người nước ngoài.)

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Đăng ký gia hạn Giấy phép lao động cho người nước ngoài

+ Hộ chiếu còn hạn của chuyên gia nước ngoài (ít nhất 06 tháng)

+ Ảnh 4x6cm, nền trắng, chụp không quá 06 tháng

+ Giấy khám sức khoẻ tại cơ sở được phép (khám không quá 06 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ)

+ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp

+ Giấy phép lao động đã được cấp

+ Các giấy tờ khác tuỳ thuộc vào trường hợp của người nước ngoài

(Các giấy tờ này sẽ được phân tích ở 1 bài viết khác)

Tổng thời gian thực hiện: khoảng từ 27 - 34 ngày.

 

IV. DỊCH VỤ PHÁP LÝ TRỌN GÓI CỦA LUẬT TRÍ MINH: TƯ VẤN PHÁP LUẬT VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CẤP/GIA HẠN THỊ THỰC (VISA), GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG (WORK PERMIT) /XÁC NHẬN MIỄN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG (WORK PERMIT - EXEMPTION)

Công ty Luật Trí Minh, với 14 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư và lao động, luôn sẵn sàng cung cấp tới Quý Khách hàng những tư vấn giá trị và tối ưu nhất về các nội dung quan trọng đã nêu và nhiều nội dung khác liên quan để chuyên gia nước ngoài được cấp giấy phép phục vụ việc lao động, làm việc và cư trú đúng pháp luật.

Khi là đối tác pháp lý của chúng tôi, khách hàng sẽ được cung cấp những dịch vụ pháp lý tổng thể sau:

+ Tư vấn pháp luật và chính sách về việc cư trú và lao động nước ngoài tại Việt Nam;

+ Hỗ trợ tư vấn các giấy tờ phù hợp với vị trí, từng hoàn cảnh cụ thể của người nước ngoài;

+ Tư vấn và hướng dẫn chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết;

+ Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu để hoàn thành thủ tục liên quan tới Giấy phép lao động và visa;

+ Đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ, giải trình hồ sơ tại cơ quan cấp phép và theo dõi quá trình cấp phép, giải quyết các vấn đề phát sinh, liên quan tại Việt Nam;

+ Các dịch vụ hỗ trợ khác: dịch, hợp pháp hóa, công chứng…

 

>>> Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để cùng trao đổi, tư vấn, xúc tiến hợp tác và rất nhiều hỗ trợ pháp lý liên quan

 

Các dịch vụ pháp lý liên quan khác:

(1) Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên

(2) Hệ sinh thái dịch vụ pháp lý dành cho nhà đầu tư nước ngoài và công ty có vốn nước ngoài

(3) Dịch vụ kế toán cho công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam

(4) Dịch vụ tư vấn xin cấp Visa, Giấy phép lao động, Thẻ tạm trú cho người nước ngoài

(5) Dịch vụ tư vấn thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài

 

 

  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây