Chia tách hợp nhất

Có nên mua lại doanh nghiệp không?

Mục lục

Đối với các nhà đầu tư, khi muốn hoạt động kinh doanh có nhiều phương án để lựa chọn, một trong số đó là mua lại doanh nghiệp đang hoạt động. Mua doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi thế, tạo bước đà phát triển lớn hơn cho nhà đầu tư so với việc thành lập mới doanh nghiệp từ đầu bởi vì doanh nghiệp đang tồn tại mang nhiều lợi thế cho nhà đầu tư như sau.
 
 

1. Uy tín kinh doanh:  Nếu mua doanh nghiệp đã thành lập và có thâm niên hoạt động, khi Doanh nghiệp đứng ra giao dịch với các đối tác, tất nhiên phía đối tác sẽ yên tâm hơn so với việc giao dịch với một doanh nghiệp vừa mới thành lập vài ngày trước đó.

2. Tiết kiệm thời gian: Mua doanh nghiệp đã thành lập, nhà đầu tư sẽ giao dịch với đối tác được ngay lập tức, không tốn thời gian vào các công việc phải làm của doanh nghiệp mới thành lập như:

- Xin giấy đăng ký doanh nghiệp – thời gian thực hiện từ mất từ 5 - 10 ngày;

- Khắc con dấu và công bố mẫu con dấu có hiệu lực – mất thêm thời gian từ 3 - 4 ngày;

- Mua chữ ký số, phần mềm bảo hiểm và kích hoạt – mất thêm thời gian từ 3 - 4 ngày;

- Nộp thuế môn bài, mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản, xuất hóa đơn, … Các thủ tục này sẽ tốn thời gian thực hiện khoảng 10 – 15 ngày.

3. Dễ dàng huy động vốn: Mua doanh nghiệp đã thành lập có tài chính tốt, nhà đầu tư có thể dễ dàng huy động vốn từ các nguồn khác nhau như: huy động vốn từ cá nhân, tổ chức khác. Ngoài ra việc vay vốn ngân hàng cũng có thể dễ dàng hơn nếu doanh nghiệp đó có sẵn các tài sản cố định, dự án đang thực hiện.

4. Mua doanh nghiệp đã thành lập, đã đi vào hoạt động trong lĩnh vực mà nhà đầu tư mong muốn thì nhà đầu tư sẽ tận dụng được ngay toàn bộ hệ thống nhà máy, máy móc, nhân sự, quy trình, thương hiệu, khách hàng, thị trường, … đã có sẵn để phục vụ cho công việc đầu tư, mang đến nhiều lợi thế hơn so với doanh nghiệp mới thành lập.

Ngoài các lợi thế trên, việc mua doanh nghiệp cũng có thể nhằm đạt được các mục đích khác nhau của nhà đầu tư khiến cho các bạn có thể bất ngờ. Tôi đưa ra một số trường hợp đã có trên thực tế như sau:

+ Trường hợp thứ nhất: Nhà đầu tư mua doanh nghiệp nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường:

Một doanh nghiệp A đang đau đầu vì doanh nghiệp B kia có cạnh tranh khiến khách hàng của doanh nghiệp B đang giảm sút, vì vậy, nhà đầu tư vào doanh nghiệp A quyết định gặp các cổ đông của doanh nghiệp B mua đủ phần được biểu quyết nhằm thay đổi phương án kinh doanh/ hoặc mua hết để sáp nhập B vào A.

+ Trường hợp thứ hai: Nhà đầu tư mua doanh nghiệp do muốn có được sự phục vụ của những nhân sự tài năng trong Doanh nghiệp được mua.

+ Trường hợp thứ ba: Nhà đầu tư mua doanh nghiệp bởi muốn có tài sản là đất đai bởi vị trí đất mà doanh nghiệp được mua đang sở hữu nhà đầu tư thấy tiềm năng, có thể sinh lời và phù hợp với kế hoạch mà Nhà đầu tư đã định hướng trước đó.

+ Trường hợp thứ tư: Nhà đầu tư mua lại doanh nghiệp bởi mong mốn được sở hữu thương hiệu của doanh nghiệp được mua đã sở hữu trên thị trường. Người tiêu dùng đã nhận diện được thương hiệu đó một cách rộng rãi.

+ Trường hợp thứ năm: Nhà đầu tư mua lại doanh nghiệp bởi vì mã số thuế, số tài khoản, số điện thoại cố định của doanh nghiệp được mua lại rất đẹp, có năm kinh nghiệm sẵn có để xây dựng hồ sơ đấu thầu bắt mắt. Lý do có vẻ rất hài hước nhưng trên thực tế có nhiều nhà đầu tư đã làm và rất có hiệu quả.

+ Trường hợp thứ sáu: Mua lại doanh nghiệp vì muốn có một nhà máy sản xuất sẵn có.

Còn nhiều trường hợp khác đã có trên thực tế do mỗi nhà đầu tư đều có một mục đích riêng khi mua doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù có nhiều lợi thế và phục vụ mục đích của mình. Nhà đầu tư vẫn phải rà soát toàn bộ các rủi ro của doanh nghiệp hiện có như: Nợ thuế, nợ lương, nợ bảo hiểm, nợ tiền từ các đối tác, tình hình tài chính, công nợ khác, … của doanh nghiệp. Việc kiểm soát rủi ro khi mua doanh nghiệp cần có đơn vị chuyên nghiệp để thực hiện việc này.

Chúng tôi, Luật Trí Minh với hơn 20 năm kinh nghiệp sẽ tư vấn tới các nhà đầu tư đầy đủ, đưa ra các phân tích để nhà đầu tư có thể kiểm soát rủi ro để tạo ra lợi nhuận tối ưu. Luật Trí Minh – yên tâm pháp lý, vững bước đồng hành.

Ngoài tư vấn mua bán doanh nghiệp, Luật Trí Minh còn cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý liên quan khác đối với người nước ngoài, công ty vốn nước ngoài, ví dụ như:

(1) Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên

(2) Dịch vụ tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh vốn nước ngoài

(3) Dịch vụ tư vấn góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp công ty Việt Nam

(4) Tư vấn đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư cho công ty vốn nước ngoài

(5) Tư vấn thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty vốn nước ngoài

(6) Tư vấn xin Visa, Giấy phép lao động, Thẻ tạm trú cho nhà đầu tư, người lao động, chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại công ty vốn nước ngoài

(7) Tư vấn hợp đồng và các giao dịch kinh doanh của công ty vốn nước ngoài

>>> Hãy liên hệ ngay với Công ty Luật chúng tôi theo thông tin liên hệ dưới đây để cùng trao đổi, tư vấn, xúc tiến hợp tác và rất nhiều hỗ trợ pháp lý liên quan.

(SINCE 2007) CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH

Website: www.luattriminh.vn

Email: contact@luattriminh.vn

 

  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây