Nhãn hiệu

Cẩm nang gia hạn, bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Mục lục

Trong những năm qua, bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế đất nước và nhu cầu mở rộng hợp tác quốc tế, các doanh nghiệp nội địa đang có xu hướng quảng bá thương hiệu không chỉ trong Việt Nam mà còn mở rộng ra các quốc gia khác. Việc nhận thức tầm quan trọng của thương hiệu nói chung và nhãn hiệu nói riêng ngày càng được nâng cao, doanh nghiệp đã đầu tư nhiều hơn vào việc bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.

Bảo hộ nhãn hiệu là gì?

Có thể hiểu rằng, nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá dịch vụ cùng loại được sản xuất hoặc cung cấp bởi các doanh nghiệp khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu có thể nhìn thấy được bao gồm từ, cụm từ, logo, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố này thể hiện dưới dạng đen trắng hoặc màu sắc. Ví dụ bảo hộ nhãn hiệu Vinacafe dưới đây là tổng thể các yếu tố chữ kết hợp với hình và màu sắc.

Vinacafe – Wikipedia tiếng Việt

Vinacafe là Nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam

(nguồn ảnh: vinacafe.com.vn)

Tại Việt Nam, các dấu hiệu âm thanh và mùi vị sẽ không được bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam dưới danh nghĩa là một nhãn hiệu. Âm thanh sẽ được bảo hộ bản quyền, ví dụ như tiếng nhạc chuông của Nokia khi mở máy và mùi hương như các mùi nước hoa và đồ ăn chế biến sẵn chưa có cơ chế bảo hộ tại Việt Nam. q q

Vì sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam?

Hãy tưởng tượng, chúng ta có một ngôi nhà nhưng không có giấy tờ chứng minh, ngày nào chúng ta cũng sống và nghỉ ngơi trong ngôi nhà đó. Một ngày đẹp trời, có một bên đến đòi nhà chúng ta hoặc cơ quan có thẩm quyền đến thu hồi, chúng ta sẽ làm gì trong trường hợp đó? Tôi muốn viện dẫn câu chuyện này để so sánh với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có nhiều vai trò và lợi ích khác nhau, trong đó nhãn hiệu như một tấm khiên để chống lại việc xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước cũng như là cơ chế bảo vệ quyền sử dụng của chủ sở hữu. Thêm vào đó, để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn khi mua hàng, sử dụng dịch vụ cũng như để bảo vệ được thành quả lao động và uy tín của mình, pháp luật quy định cơ chế bảo vệ độc quyền bằng cách cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu của mình để sử dụng độc quyền trong thương mại.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 

- Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu phải bao gồm các tài liệu sau đây:
1. Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (Tờ khai), làm theo Mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;
2. Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động,...);
3. Giấy uỷ quyền bảo hộ nhãn hiệu nếu có yêu cầu
4. Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;
5. Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng,huy chương, nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó;
6. Chứng từ nộp phí nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu.
7. Bản gốc Giấy uỷ quyền;
8. Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế về gia hạn, bảo hộ nhãn hiệu, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.

Các giai đoạn bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Để được bảo hộ tại Việt Nam, nhãn hiệu cần được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ và trải qua nhiều gia đoạn khác nhau như nộp đơn, thẩm định hình thức, công bố, thẩm định nội dung và các sự kiện phát sinh như từ chối, phản đối, trả lời, khiếu nại, khởi kiện (nếu có). Các giai đoạn chính áp dụng cho 01 đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam được thực hiện như sau:

Giai đoạn 1. Thẩm định hình thức

Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam sẽ được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng kể từ ngày Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam tiếp nhận hồ sơ. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định các nội dung liên quan đến hình thức của đơn như hàng hoá/dịch vụ đã được phân loại phù hợp theo bảng phân loại hàng hoá quốc tế Nice chưa? Các thông tin của chủ đơn đã chính xác chưa? Phí, lệ phí đã được nộp đầy đủ chưa? ... Khi đơn đã đáp ứng đủ các yêu cầu đó, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định Chấp nhận đơn hợp lệ và ngày nộp đơn đăng ký đó sẽ được coi là ngày ưu tiên đối với chủ đơn.

Giai đoạn 2. Công bố đơn

Trong thời hạn hai tháng kể từ ngày được quyết định là đơn hợp lệ, đơn đăng ký sẽ được đăng trên Tập A của Công báo Sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tụê để dành cho bất kỳ người thứ ba thực hiện quyền phản đối (nếu có).

Giai đoạn 3. Thẩm định nội dung

Trong thời hạn chín tháng kể từ ngày được đăng ký trên Công báo Sở hữu công nghiệp, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ tiếp tục được thẩm định về nội dung với các câu hỏi chính như dấu hiệu đăng ký nhãn hiệu có bị coi là mô tả, chung chung hoặc khó nhớ với người tiêu dùng hay không? Dấu hiệu xin đăng ký có bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã nộp đơn, được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam hoặc hết thời gian bảo hộ thương hiệu hoặc nhãn hiệu nhưng vẫn còn năm năm ân hạn kể từ thời điểm hết hiệu lực?,... Nếu đáp ứng được các yêu cầu này, dấu hiệu xin đăng ký sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.

Cảm ơn quý khách đã đọc bài viết "Bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam", trong trường hợp trao đổi chi tiết thêm hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Công Ty Luật Trí Minh chúng tôi, hãy liên hệ qua email “lienhe@luattriminh.vn” hoặc Hotline 024 3766 9599 (Hà Nội) và 028 3933 3323 (TP.HCM).

Từ khóa liên quan:

  • quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
  • cục sở hữu trí tuệ
  • tra cứu nhãn hiệu bảo hộ
  • luật sở hữu trí tuệ
  • bảo hộ nhãn hiệu là gì
  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây