Bản quyền tác giả

Quy định về nội dung bảo hộ quyền tác giả

Mục lục

Quyền tác giả là một chế định pháp luật trong đó tập hợp các quy định cụ thể về việc bảo hộ các sáng tạo văn học và nghệ thuật của các tác giả, nghệ sỹ và các nhà sáng tạo khác. Pháp luật ghi nhận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả rất nhiều những quyền nhân thân, quyền tài sản nhất định. Bên cạnh đó, pháp luật cũng có những quy định cụ thể nhằm giới hạn quyền tác giả. Vậy các vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền tác giả như thế nào? Sau đây Luật Trí Minh sẽ làm rõ vấn đề này trong bài viết dưới đây.

(ảnh minh hoạ)

 

1. Quyền tác giả, quyền liên quan là gì?

Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 đã quy định rằng “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”, trong đó, đối tượng của quyền tác giả là bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. 

Về khái niệm quyền liên quan, Khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã quy định “Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”.

2. Thời điểm xác lập bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định căn cứ để phát sinh, xác lập quyền tác giả bắt đầu từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không có bất kỳ tiêu chí phân biệt nào về nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay đăng ký chưa. 

Quyền tác giả được áp dụng trên toàn thể giới và có thời hạn bảo vệ nhất định, thường là trọn đời của tác giả cộng với một số năm sau khi tác phẩm được công bố hoặc tác giả qua đời. 

Pháp luật sở hữu trí tuệ không bắt buộc phải đăng ký bảo hộ xác lập quyền tác giả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền giống các tài sản trí tuệ khác như sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp,.. Điều này xuất phát từ lý do tác phẩm có nội dung có thể giống nhau nhưng hình thức thể hiện khác sẽ tạo nên tác phẩm khác nhau. Tuy nhiên, thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay rất phổ biến và rất khó để kiểm soát hay chứng minh liệu ai là tác giả/chủ sở hữu của tác phẩm.

3. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

Do tác giả có tương đối nhiều quyền với tác phẩm, nên đối với mỗi quyền pháp luật sẽ có quy định những thời hạn khác nhau. Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đôi bổ sung 2022 đã nêu rõ:

Thứ nhất, tác giả sẽ được bảo hộ vô thời hạn với quyền nhân thân như quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm/được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm như cấm xuyên tạc, sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào.

Thứ hai, tác giả sẽ được bảo hộ có thời hạn quyền công bố tác phẩm/cho người khác công bố tác phẩm hoặc các quyền tài sản như làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn, sao chép, phân phối, phát sóng, cho thuê bản quyền sẽ có thời hạn nhất định, tùy thuộc vào phân loại tác phẩm:

  • Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh đã được công bố thì thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
  • Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình. 
  • Đối với tác phẩm khuyết danh và các tác phẩm khác không thuộc loại hình trên thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết tính từ thời điểm các thông tin về tác giả xuất hiện.

Thời hạn bảo hộ sẽ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.  

4. Thủ tục đăng ký quyền tác giả 

Thủ tục đăng ký quyền tác giả tương đối đơn giản, chỉ mất khoảng 15 ngày và bản thân các tác giả hoàn toàn có thể tự tiến hành thủ tục này. 

Về hồ sơ: 

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả 
  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả
  • Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

Về quy trình: 

Bước 1: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp/gửi bưu điện hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại:

  • Trụ sở Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tại Hà Nội
  • Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh
  • Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng.

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

5. Ý nghĩa và lợi ích của việc sở hữu quyền tác giả 

Ý nghĩa của cụm từ “quyền tác giả” và “quyền sở hữu” thường bị nhầm lẫn. Tác giả của một tác phẩm là người sáng tạo ra tác phẩm đó. Người chỉ đơn thuần đóng góp ý tưởng, thông tin hoặc các gợi ý và không đóng góp vào việc thể hiện tác phẩm thì không phải là “tác giả”. Điều này có nghĩa là ngay cả khi có ý tưởng để xây dựng một tác phẩm nghệ thuật thì bạn vẫn không được coi là “tác giả” nếu bạn không tạo ra tác phẩm nghệ thuật đó trên thực tế. Nếu tác phẩm tạo ra bởi nhiều hơn một người thì tất cả những người sáng tạo ra tác phẩm sẽ được coi là đồng tác giả. 

Vấn đề quyền tác giả là đặc biệt quan trọng đối với quyền nhân thân. Bởi lẽ, chủ sở hữu quyền tác giả đối với một tác phẩm là người có quyền độc quyền khai thác tác phẩm, cụ thể là sử dụng, sao chép, bán và tạo ra các tác phẩm phái sinh. Nhìn chung, quyền tác giả đối với tác phẩm ban đầu thuộc về người sáng tạo ra tác phẩm - đó chính là tác giả, trừ một số trường hợp đặc biệt như tác phẩm được tạo ra bởi người làm thuê nhiệm vụ, tác phẩm do nhiều người tạo ra,...

Hiểu được bản chất của việc sở hữu quyền tác giả nêu trên, việc rất cần thiết mà người sáng tạo/ sở hữu tác phẩm cần làm là đăng ký quyền tác giả. Một số lợi ích của việc đăng ký quyền tác giả có thể kể đến như sau:

Thứ nhất, đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm đó chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm: như ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó. Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo, đòi hỏi sự lao động trí óc, trí tuệ, thời gian và tài chính. Việc đăng ký bản quyền tác giả là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của con người, bằng việc trao cho tác giả các phần thưởng xứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo.

Thứ hai, việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ đồng nghĩa với việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm. Nếu người khác muốn sử dụng hoặc sao chép thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, tác giả hoặc chủ sở hữu chứng minh quyền sở hữu của mình thông qua Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả.

Thứ ba, việc đăng ký này cũng đem lại lợi ích cho tác giả/chủ sở hữu trong trường hợp góp vốn, chuyển nhượng vốn trong công ty vì Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được coi là tài sản.

 

  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây