Kiểu dáng công nghiệp

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?

Mục lục

Ở Việt Nam, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp nói riêng đã được đề cập từ lâu nhưng thực sự được quan tâm và chú trọng trong khoảng 10 năm trở lại đây. Do tác động hai chiều của dòng chảy kinh tế thị trường và xu thế hội nhập, đòi hỏi các tác giả và chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp phải nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng và tiềm năng kinh tế mà Kiểu dáng công nghệ đó đem lại.

Với mong muốn hỗ trợ, đồng hành cùng các tổ chức, cá nhân trong việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp – bảo hộ thương hiệu, Luật Trí Minh đã cung cấp các dịch vụ Tư vấn pháp lý về Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tới khách hàng.

Trong những năm qua, Luật Trí Minh rất hân hạnh hợp tác với rất nhiều đối tác lớn như: MIKADO, Đăng Quang Watch, Bảo Tín Minh Châu, TNC Sài Gòn, CARDVIET,…

Khi đến với Luật Trí Minh, quý khách hàng sẽ được tư vấn về các điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp; được tư vấn về hồ sơ và trình tự thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

I. Căn cứ pháp lý:

Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009

II. Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Ví dụ như kiểu dáng công nghiệp được thể hiện qua chiếc ghế tựa (rocking chair) dưới đây:

Kiểu dáng công nghiệp ghế tựa

(nguồn: hedesignsheppard.com)

Có thể hiểu đơn giản, sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là các đồ vật (như tủ, giường, cốc, giày), dụng cụ (như dụng cụ dạy học, sửa chữa cơ khí), thiết bị (như máy trắc địa, camera, điện thoại), phương tiện (như xe máy, tàu thủy, máy bay, khinh khí cầu),... thuộc mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông một cách độc lập.

III. Kiểu dáng công nghiệp muốn bảo hộ phải đáp ứng được điều kiện gì?

Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ thương hiệu  nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện tuyệt đối và tương đối. Các điều kiện tuyệt đối được đề cập ở đây sẽ phụ thuộc vào từng chính sách của các quốc gia khác nhau, không rơi vào các trường hợp bị cấm. Chẳng hạn như tại Việt Nam, các kiểu dáng của máy làm tiền giả, bom thư hoặc các sản phẩm mang tính kích động chiến tranh, gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo sẽ bị cấm thiết kế và chế tạo. Do đó, vấn đề bảo hộ sẽ không được đặt ra.

Ngoài các điều kiện tuyệt đối nêu trên, sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng được 3 điều kiện như sau:

Thứ nhất, sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới. Tính mới này sẽ được xem xét trên phạm vi thế giới, nghĩa là chưa từng được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dưới hình thức công bố hoặc sử dụng. Ví dụ như, kiểu dáng bình hoa được đăng lên một website không có người truy cập cũng được coi là đã bị công bố và mất tính mới.

Thứ hai, sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp phải có tính sáng tạo. Điều đó có nghĩa là kiểu dáng công nghiệp được đề cập không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng. Chẳng hạn, các thợ kim khí có hiểu biết trung bình về lĩnh vực chế tác đồng hồ sẽ không thể dễ dàng tạo ra được chiếc đồng hồ đeo tay của Đăng Quang Watch có kiểu dáng tinh tế và sang trọng như hình ảnh dưới đây:

Thứ ba, sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp phải có khả năng áp dụng công nghiệp. Các thẩm định viên sẽ xem xét, với một kiểu dáng được đề cập, chúng có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp hay không. Ví dụ, chiếc ô mang kiểu dáng dưới đây có khả năng áp dụng công nghiệp vì nó có thể được sản xuất hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp kết hợp thủ công nghiệp:

IV. Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam được thực hiện ra sao?

Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp được thực hiện và nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:

  1. Tờ khai đăng ký theo mẫu;
  2. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp gồm phẩn mô tả kiểu dáng công nghiệp và phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp;;
  3. Bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp
  4. Giấy ủy quyền (nếu đơn nộp thông qua đại diện);
  5. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên);
  6. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác);
  7. Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Cá nhân, tổ chức có thể tự mình đi nộp hồ sơ hoặc thông qua một công ty luật sở hữu trí tuệ, tổ chức sở hữu công nghiệp để thực hiện việc đăng ký và theo dõi tiến trình thẩm định đơn. Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp được thực hiện theo một tiến trình trong thời gian cụ thể như sau:

Giai đoạn 1. Thẩm định hình thức

Thời hạn thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Kết quả của thẩm định hình thức là Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ hoặc Thông báo kết quả thẩm định hình thức khi đơn có những thiếu sót cần phải bổ sung.

Giai đoạn 2. Công bố đơn hợp lệ

Trong vòng 02 tháng, kể từ ngày có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được đăng lên Tập A của Công báo Quốc gia về Sở hữu công nghiệp. Kể từ khi đăng Công báo, bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền phản đối hoặc khiếu nại đến chủ đơn về đối tượng kiểu dáng đăng ký.

Giai đoạn 3. Thẩm định nội dung

Thời hạn thẩm định nội dung là 07 tháng kể từ ngày đơn được công bố trên Công báo. Thẩm định nội dung đơn nhằm mục đích đánh giá khả năng đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng được các điều kiện bảo hộ và được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp hay không.

Giai đoạn 4. Cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Hết thời hạn thẩm định, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ ra các quyết định như sau:

Trường hợp đối tượng nộp đơn đăng ký không đáp ứng được các yêu cầu nêu trong đơn đăng ký yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

Trường hợp đối tượng nộp đơn đăng ký đáp ứng được các yêu cầu nêu trong đơn đăng ký yêu cầu về bảo hộ; người nộp đơn đã hoàn tất việc nộp phí, lệ phí đầy đủ và đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp.  

Thấy rằng, việc bảo vệ kiểu dáng công nghiệp sẽ đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế, khuyến khích tính sáng tạo trong các lĩnh vực sản xuất, chế tạo, tieeu dùng, xuất khẩu cũng như nghệ thuật. Để tạo sự thuận tiện cũng như thực hiện việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp và theo dõi một cách chuyên nghiệp, các cá nhân, tổ chức thường lựa chọn các công ty luật sở hữu trí tuệ, các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp để hợp tác.

CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN:

(1) Dịch vụ tư vấn khách hàng thường xuyên;

(2) Dịch vụ đăng ký thương hiệu;

(3) Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch;

(4) Dịch vụ Công bố, tự công bố sản phẩm; vật liệu bao gói, chứa đựng sản phẩm;

(5) Dịch vụ quảng cáo sản phẩm.

  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây