Độ tuổi lao động là một khái niệm quan trọng trong luật pháp và kinh tế, xác định khoảng tuổi mà một cá nhân được phép tham gia vào thị trường lao động. Tại Việt Nam, quy định về độ tuổi lao động không chỉ ảnh hưởng đến người lao động mà còn liên quan đến doanh nghiệp, chính sách xã hội và sự phát triển kinh tế. Vậy độ tuổi lao động được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Trí Minh tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay.
Mục lục
- Khái niệm về độ tuổi lao động
- Quy định về độ tuổi lao động tại Bộ luật Lao động năm 2019
- Độ tuổi tối thiểu để tham gia lao động
- Độ tuổi nghỉ hưu năm 2025
- Có giới hạn độ tuổi lao động tối đa không?
- Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên theo quy định pháp luật
- Dịch vụ tư vấn pháp luật về lao động tại Luật Trí Minh
Khái niệm về độ tuổi lao động
Độ tuổi lao động là một khái niệm quan trọng trong luật pháp và kinh tế, xác định khoảng tuổi mà một cá nhân được phép tham gia vào thị trường lao động. Tại Việt Nam, quy định về độ tuổi lao động không chỉ ảnh hưởng đến người lao động mà còn liên quan đến doanh nghiệp, chính sách xã hội và sự phát triển kinh tế.
Quy định về độ tuổi lao động tại Bộ luật Lao động năm 2019
Tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
…
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, người lao động là những cá nhân tham gia làm việc theo hợp đồng hoặc thỏa thuận, nhận lương và chịu sự quản lý trực tiếp từ người sử dụng lao động, với độ tuổi tối thiểu là 15, trừ các trường hợp ngoại lệ được luật cho phép.
Độ tuổi tối thiểu để tham gia lao động
Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019, độ tuổi tối thiểu để một cá nhân được phép tham gia lao động là từ đủ 15 tuổi trở lên, trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định tại Mục 1 Chương XI của luật này.
Ngoài ra, đối với các công việc nhẹ nhàng, không gây hại, do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội liệt kê, doanh nghiệp có thể tuyển dụng lao động trong độ tuổi từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi, theo nội dung tại khoản 3 Điều 143 Bộ luật Lao động 2019.
Đặc biệt, trong các lĩnh vực như nghệ thuật, thể dục, thể thao, nếu công việc không làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và nhân cách của trẻ dưới 13 tuổi, người sử dụng lao động được phép tuyển dụng khi có sự chấp thuận và cấp phép từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, theo quy định tại khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019.
Độ tuổi nghỉ hưu năm 2025
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, kể từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện thông thường được điều chỉnh tăng dần theo lộ trình cụ thể:
- Đối với nam: Mỗi năm tăng thêm 3 tháng, hướng tới mức 62 tuổi.
- Đối với nữ: Mỗi năm tăng thêm 4 tháng, cho đến khi đạt 60 tuổi.
Đến năm 2025, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện làm việc bình thường sẽ được xác định như sau:
- Nam: Đủ 61 tuổi 3 tháng.
- Nữ: Đủ 56 tuổi 8 tháng.
Có giới hạn độ tuổi lao động tối đa không?
Theo Bộ luật Lao động 2019, không có giới hạn cụ thể về độ tuổi tối đa để tham gia lao động. Điều này cho phép người lao động, nếu vẫn đủ sức khỏe và mong muốn làm việc, cùng với sự đồng ý của người sử dụng lao động, có thể ký kết hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động 2019.
Tóm lại, trong điều kiện làm việc bình thường vào năm 2025, độ tuổi lao động được xác định như sau:
- Nam: Từ 15 tuổi đến 61 tuổi 3 tháng.
- Nữ: Từ 15 tuổi đến 56 tuổi 8 tháng.
Dù vậy, sau độ tuổi nghỉ hưu, người lao động vẫn có thể tiếp tục làm việc nếu đáp ứng điều kiện sức khỏe và người sử dụng lao động có nhu cầu. Khi đó, hai bên hoàn toàn có quyền thỏa thuận và ký hợp đồng lao động để thực hiện công việc theo mong muốn.
Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên theo quy định pháp luật
Theo Điều 144 Bộ luật Lao động 2019, việc sử dụng lao động chưa thành niên phải tuân thủ các nguyên tắc quan trọng sau:
- Phù hợp với sức khỏe và sự phát triển: Công việc giao cho lao động chưa thành niên cần đảm bảo tương thích với sức khỏe, hỗ trợ sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách.
- Trách nhiệm chăm sóc của người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ quan tâm, hỗ trợ người lao động chưa thành niên trong các khía cạnh như sức khỏe, điều kiện làm việc và việc học tập trong suốt quá trình lao động.
- Đồng ý của người đại diện và quản lý thông tin: Khi tuyển dụng lao động chưa thành niên, cần có sự chấp thuận từ cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp; đồng thời, phải lập sổ theo dõi riêng, ghi rõ thông tin cá nhân như họ tên, ngày sinh, công việc đảm nhận, kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ và sẵn sàng xuất trình khi cơ quan chức năng yêu cầu.
- Đảm bảo quyền học tập và phát triển kỹ năng: Người sử dụng lao động phải tạo điều kiện để lao động chưa thành niên tiếp tục học văn hóa, tham gia giáo dục nghề nghiệp, đào tạo hoặc nâng cao tay nghề.
Việc tuân thủ các nguyên tắc không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của lao động chưa thành niên mà còn đảm bảo người sử dụng lao động thực hiện đúng nghĩa vụ pháp lý, tránh những vi phạm có thể dẫn đến xử phạt theo quy định hiện hành.
Dịch vụ tư vấn pháp luật về lao động tại Luật Trí Minh
Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về lao động cho người lao động và người sử dụng động, Luật Trí Minh tự tin mang đến dịch vụ hỗ trợ tư vấn và soạn thảo Hợp đồng lao động, giải quyết tranh chấp lao động một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và đáng tin cậy. Các dịch vụ nổi bật của chúng tôi bao gồm:
- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng lựa chọn đúng loại hợp đồng lao động.
- Soạn thảo Hợp đồng lao động;
- Tư vấn các vấn đề nội bộ doanh nghiệp;
- Giải quyết tranh chấp lao động.
Trên đây là những chia sẻ về tư vấn pháp luật về độ tuổi lao động cho người lao động và người sử do động. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn từ những bước đầu tiên, giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh rủi ro pháp lý. Trong trường hợp cần trao đổi chi tiết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại Luật Trí Minh, vui lòng liên hệ qua Email: contact@luattriminh.vn hoặc số Hotline: 024 3766 9599 (Hà Nội) và 028 3933 3323 (TP.HCM) để được hỗ trợ kịp thời.