Biểu mẫu & Thủ tục

Tiền thưởng và phúc lợi

Mục lục

Tiền thưởng và phúc lợi

A.Tiền thưởng:

1. Định nghĩa:

Tiền thưởng thực chất là khoản bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao dộng và gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.

2. Vai trò của tiền thưởng:

Tiền thưởng là một yếu tố khuyến khích người lao động quan tâm tiết kiệm lao động sống, lao động vật hoá, đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm và thời gian hoàn thành công việc.

Tiền thưởng là phần cứng mà doanh nghiệp trả trực tiếp cho người lao động, lao động là yếu tố chủ yêú góp phần tạo ra giá trị mới(giá trị thặng dư) tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, ngoài tiền lương người lao động còn được hưởng một phần lợi nhuận dưới dạng tiền thưởng và các khoản phúc lợi khác bổ sung vào tiền lương.

 

B. Nội dung tổ chức thưởng:

1. Điều kiện thưởng:

Nhằm xác định những tiên đề để thực hiện một hình thức thưởng nào đó đồng thời dùng để kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu xét thưởng.

Mức tiền thưởng cao hay thấp phụ thuộc vào nguồn tiền thưởng nhưng không nên cao quá làm giảm vai trò tiền lương và phản ánh không chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Nguồn tiền thưởng:

Có từ tiết kiệm, chi phí sản xuất của công nhân hoặc cấp từ lợi nhuận.

3. Chỉ tiêu thưởng.

a. Thưởng giảm tỷ lệ hàng hỏng.

  • Chỉ tiêu xét thưởng: hoàn thành hoặc giảm được tỷ lệ hàng hỏng so với qui định.
  • Điều kiện xét thưởng: phải có mức sản lượng, phải tổ chức kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ về số lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành.

b. Thưởng nâng cao tỷ lệ hàng có chất lượng cao.

  • Chỉ tiêu xét thưởng: hoàn thành và hoàn thành vượt mức sản phẩm loại I và loại II trong một thời gian nhất định.
  • Điều kiện xét thưởng: cần xác định rõ tiêu chuẩn chất lượng các loại sản phẩm, phải tổ chức kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm.
  • Nguồn thưởng: dựa vào chênh lệch giá trị sản phẩm, các loại đạt được so với tỷ lệ sản lượng đạt được.

c. Thưởng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch.

  • Chỉ tiêu xét thưởng: hoàn thành và hoàn thoành vượt mức kế hoạch sản xuất.
  • Điều kiện xét thưởng: đối với công nhân sản xuất và công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh phải hoàn thành mức lao động được giao, bảo đảm chất lượng và yêu cầu về qui trình và qui phạm kỹ thuật.

d. Thưởng tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và vật liêu.

  • Chỉ tiêu xét thưởng: hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu tiết kiệm vật tư.
  • Điều kiện xét thưởng: tiết kiệm vật tư nhưng phải đảm bảo qui phạm kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn lao động, làm tốt công tác thống kê, hoạch toán số lượng và giá trị vật tư tiết kiệm được.

C. Phúc lợi

1. Khái niệm.

Phúc lợi là phần hỗ trợ thêm nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và tạo điều kiện thuận lợi để tái sản xuất sức lao động.

2. Các loại phúc lợi.

Bao gồm hai loại phúc lợi bắt buộc và không bắt buộc.

  • Phúc lợi bắt buộc là khoản mà Doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên trong Công ty theo qui định của nhà nước.
  • Phúc lợi không bắt buộc là khoản Doanh nghiệp tự chi trã cho công nhân theo quy định của Công ty.

a. Phúc lợi bắt buộc.

  • Phụ cấp độc hại nguy hiểm: Áp dụng với những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, được xác định trong mức lương gồm 4 mức sau: 0.1, 0.2, 0.3, 0.4 so với mức lương tối thiểu.
  • Phụ cấp trách nhiệm: Áp dụng với một số nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm hoặc kinh nghiệm trong công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo, gồm 3 mức sau: 0.1, 0.2, 0.3 so với mức lương tối thiểu.
  • Phụ cấp làm đêm = x (0,3 - 0,4)% (Trong đó: 0.3% áp dụng cho công nhân không thường xuyên làm đêm. 0.4% áp dụng cho công việc làm đêm.)

b. Phúc lợi không bắt buộc.

Đây là những khoản Công ty chi ra trong năm để phụ thêm thu nhập, những chi phí phát sinh trong năm cho công nhân viên trong Công ty, như các ngày hội ngày lễ, tổ chức cho đi nghỉ mát….

D. Sự Cần Thiết Của Việc Hoàn Thiện Công Tác Trả Lương Ở Doanh Nghiệp Công Nghiệp.

Công tác trả lương ở Doanh nghiệp được thể hiện tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng. Lựa chọn các hình thức trả lương hợp lý không chỉ đảm bảo trả đúng, đủ lương cho người lao động, gắn tiền lương với kết quả lao động thực sự của mỗi người mà còn làm cho mọi người thấy tiền lương là thu nhập chính, là động lực thúc đẩy họ phát huy sáng kiến và từ đó họ cảm thấy gắn bó thực sự với công việc của mình. Công tác trả lương tốt giúp Công ty khai thác tốt tiềm năng như công tác tổ chức sản xuất tốt, tổ chức quản lý lao động, hạch toán chi phí … được thực hiện tốt hơn. Trả lương hợp lý giúp Doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất mà vẫn thu được lợi nhuận cao, công tác tiền lương trong các Doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung, từ việc lập và sử dụng qũy lương, lựa chọn các chế độ trả lương cho người lao động phù hợp, việc tính toán phân phối tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong Doanh nghiệp đúng, đủ, công bằng là một vấn đề cấp bách và cần thiết.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi các Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dưới sự điều tiết của bàn tay vô hình (thị trường) và bàn tay hữu hình( Nhà nước ) thì việc quản lý sản xuất kinh doanh cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa tính khoa học và tính nghệ thuật. Trong công tác trả lương cũng vậy, hiện nay có rất nhiều Doanh nghiệp dựa trên các hình thức, chế độ trả lương theo hệ số, khoán qũy lương … Để đảm bảo cho việc phân phối tiền lương công bằng, phù hợp với đặc điểm của tổ chức sản xuất, đồng thời phát huy tối đa vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương. Nhìn chung, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Bên cạnh những Doanh nghiệp làm tốt công tác trả lương còn có những Doanh nghiệp làm chưa thật tốt bởi những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan tác động. Hiện nay hệ thống chính sách tiền lương của Nhà nước vẫn đang còn trong giai đoạn điều chỉnh và đổi mới, việc hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp mang tính ổn định. Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ làm công tác tiền lương còn thấp, chưa coi trọng lợi ích kinh tế của người lao động, vì vậy không ngừng hoàn thiện công tác trả lương, đây là yêu cầu cần thiết khách quan của mỗi Doanh nghiệp cần phải thực hiện .

  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây