Biểu mẫu & Thủ tục

Quy định điều tra, khai báo tai nạn lao động

Mục lục

QUY ĐỊNH

ĐIỀU TRA, KHAI BÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG

I. MỤC ĐÍCH:

a. Nhằm mục đích nghiên cứu phân tích tìm nguyên nhân của các tai nạn lao động, diễn biến tình hình tai nạn lao động tại Công ty và có cơ sở để đề ra các biện pháp đề phòng tai nạn lao động, tất cả các vụ tai nạn lao động xảy ra đều phải được khai báo chính xác kịp thời và thống kê.

b. Nhằm hướng dẫn các đơn vị thực hiện điều tra khai, báo tai nạn lao động kịp thời và đúng theo quy định.

II. ĐỊNH NGHĨA:

a.Tai nạn lao động (TNLĐ): là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian khác theo quy định của Bộ luật Lao động như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, vệ sinh, thời gian chuẩn bị, kết thúc công việc…. Tai nạn xảy ra khi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại vào thời gian và địa điểm hợp lý (trên tuyến đường đi và về thường xuyên hàng ngày).

b.Khai báo tai nạn lao động: tất cả các vụ tai nạn lao động xảy ra người bị tai nạn lao động hoặc người cùng làm việc (người lao động, người quản lý), người biết sự việc phải báo ngay cho người sử dụng lao động.

c.Điều tra tai nạn lao động: tìm hiểu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động và đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm.

III. PHẠM VI ÁP DỤNG:

Tất cả các trường hợp tai nạn lao động được Công ty hỗ trợ thanh toán.

IV. PHÂN LOẠI TAI NẠN LAO ĐỘNG:

a.Tai nạn lao động chết người:

  • Người bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn, chết trên đường đi cấp cứu, chết trong thời gian đang điều trị, chết trong tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra.

b.Tai nạn lao động nặng:

  • Người bị tai nạn bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại phụ lục ban hành kèm theo quy định này.

c.Tai nạn lao động nhẹ:

  • Người bị tai nạn không thuộc 2 lọai tai nạn lao động nói trên.

V. THỜI HẠN KHAI BÁO, ĐIỀU TRA VÀ LẬP BIÊN BẢN:

a. Thời hạn khai báo:

  • Các vụ tai nạn xảy ra Trưởng đơn vị phải điện báo, làm mail báo hoặc lập bản khai báo (theo mẫu đính kèm) về Phòng NS trong vòng 24 giờ.

b. Thời hạn điều tra và lập biên bản:

  • Được thực hiện sau khi biết rõ các thông tin cần thiết.
  • Không quá 48 giờ đối với vụ tai nạn lao động nhẹ. Trường hợp các TNLĐ chưa thể xác định nguyên nhân gây TNLĐ ngay , Trưởng đơn vị xin gia hạn thời gian hoàn thành biên bản điều tra về Phòng NS nhưng không quá 7 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn .
  • Không quá 10 ngày làm việc đối với vụ tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người trở lên.
  • Không quá 20 ngày đối với vụ tai nạn lao động chết người.
  • Không quá 40 ngày đối với vụ tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật.

VI. ĐIỀU TRA TNLĐ CẤP CÔNG TY:

  • Các trường hợp tai nạn nặng và chết người phải thành lập đoàn điều tra cấp Công ty.

a. Thành phần đoàn điều tra:

  • Người được Tổng Giám Đốc ủy quyền làm trưởng đoàn: Trưởng phòng Nhân sự.
  • Chủ Tịch Công đoàn.
  • Trưởng phòng y tế
  • Cán bộ chuyên trách Bảo hộ lao động

b. Trình tự điều tra và lập biên bản:

  • Khi nhận được tin báo thì đoàn điều tra khẩn trương đến nơi xảy ra tai nạn lao động, tiến hành điều tra lập biên bản theo trình tự sau:
  • Xem xét hiện trường.
  • Thu thập vật chứng và tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động.
  • Lấy lời khai của nạn nhân nhân chứng và những người có liên quan (theo mẫu).
  • Trưng cầu giám định (khi cần thiết).
  • Trên cơ sở các lời khai chứng cứ đã thu thập được tiến hành xử lý phân tích các vấn đề:
  • Diễn biến vụ tai nạn lao động.
  • Nguyên nhân gây tai nạn lao động.
  • Mức độ vi phạm, lỗi, trách nhiệm của người có lỗi và đề nghị hình thức xử lý.
  • Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn tái diễn.
  • Lập biên bản điều tra (theo mẫu).
  • Tổ chức họp công bố biên bản điều tra ngay sau khi hoàn thành điều tra tai nạn lao động nặng hoặc tai nạn chết người, lập biên bản cuộc họp theo mẫu.
  • Trường hợp tai nạn lao động chết người Phong Nhân sự phải có trách nhiệm báo cho Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội địa phương.

c. Hồ sơ vụ tai nạn lao động nặng hoặc chết người:

           Hồ sơ bao gồm:

  • Biên bản khám nghiệm hiện trường.
  • Sơ đồ hiện trường.
  • Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân (nếu có).
  • Biên bản khám nghiện tử thi hoặc khám nghiệm thương tích.
  • Biên bản giám định kỹ thuật (nếu có)
  • Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người làm chứng và những người có liên quan đến vụ tai nạn.
  • Biên bản điều tra tai nạn lao động.
  • Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra TNLĐ.
  • Những tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn.

d. Trách nhiệm của Trưởng Phòng NS:

  • Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc các kết quả điều tra tai nạn.
  • Ký duyệt các thủ tục bồi thường, thanh tóan chi phí TNLĐ.

e. Trách nhiệm của Chủ tịch Công đòan:

  • Tham gia điều tra và tìm hiểu nguyên nhân xảy ra tai nạn tránh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị tai nạn.
  • Làm cầu nối giữa gia đình người bị nạn và Ban lãnh đạo Công ty và hòa giải nếu có mâu thuẩn xảy ra.
  • Trách nhiệm của Trưởng phòng y tế:
  • Đánh giá tình trạng thương tật của người bị nạn.
  • Tổ chức sơ cấp cứu người bị nạn hoặc Khám nghiệm tử thi (nếu có).

f. Trách nhiệm của cán bộ BHLĐ:

  • Thống kê khai báo tai nạn lao động về Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội địa phương.
  • Tổ chức hướng dẫn huấn luyện lại các trường hợp bị tai nạn lao động.
  • Kiểm tra lại các biên bản và giấy tờ của đơn vị gởi lên khi điều tra TNLĐ nhẹ.

VII. ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG CẤP NGÀNH:

1.Điều tra các trường hợp tai nạn lao động nhẹ.

a.Thành phần đoàn điều tra:

  • Giám đốc Xí nghiệp hoặc người được ủy quyền làm trưởng đoàn.
  • Đại diện ban chấp hành Công đoàn hoặc người được tập thể người lao động chọn cử làm thành viên.
  • Cán bộ an toàn lao động tại đơn vị.
  • Cán bộ an toàn lao động cấp Ngành

b. Trình tự điều tra và lập biên bản:

  • Đơn vị có tai nạn xảy ra phải báo ngay cho cán bộ an toàn Ngành để tiến hành điều tra và Phong NS trong vòng 24 giờ để hợp thức giấy tờ thanh tóan chi phí tai nạn.
  • Khi nhận được tin báo thì đoàn điều tra trẩn trương đến nơi xảy ra TNLĐ, tiến hành điều tra lập biên bản theo trình tự sau:
  • Xem xét hiện trường.
  • Thu thập vật chứng và tài liệu liên quan đến vụ TNLĐ.
  • Lấy lời khai của nạn nhân, nhân chứng và những người có liên quan (theo mẫu).
  • Trên cơ sở các lời khai chứng cứ đã thu thập được tiến hành xử lý phân tích các vấn đề:

      +   Diễn biến vụ TNLĐ.

      +   Nguyên nhân gây TNLĐ.

      +   Mức độ vi phạm, lỗi, trách nhiệm của người có lỗi và đề nghị hình thức xử lý.

      +   Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn tái diễn.

  • Lập biên bản điều tra (theo mẫu).

c. Trách nhiệm của Giám đốc Xí nghiệp hoặc người được ủy quyền:

  • Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc các kết quả điều tra tai nạn.
  • Ký xác nhận biên bản điều tra.

d. Trách nhiệm của đại diện ban chấp hành Công đoàn:

  • Tham gia điều tra, xác nhận biên bản điều tra.
  • Tìm hiểu nguyên nhân xảy ra tai nạn tránh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị tai nạn.
  • Trách nhiệm của cán bộ an toàn lao động tại đơn vị:
  • Tổ chức sơ cấp cứu người bị nạn.
  • Thông báo cho Cán bộ an toàn của Ngành/ XN và Phong NS thông báo có tai nạn xảy ra.
  • Khai báo trường hợp TNLĐ (theo mẫu) và gởi về Phong NS để có cơ sớ tiến hành thanh toán chi phí cho người bị nạn.
  • Điều tra xác minh làm rõ có đúng là trên đường đi làm về hoặc ngược lại đối với các trường hợp tai nạn giao thông.

e. Trách nhiệm của cán bộ an toàn lao động Ngành/ XN:

  • Báo cáo các trường hợp bị tại nạn lao động thuộc Ngành mình cho lãnh đạo.
  • Tham gia đoàn điều tra và xác nhận vào biên bản điều tra.
  • Thống kê và báo cáo các trường hợp TNLĐ của Ngành vào ngày 05 tháng đầu tiên của quý tiếp theo cho GĐ Ngành và Phong NS.

VIII. HỒ SƠ LƯU TRỮ:

Tất cả các biên bản điều tra TNLĐ sau khi đã hoàn tất phải gởi cho các đơn vị sau:

  • Bản chính: Phong Kế toán - Tài chính để tiến hành thủ tục thanh toán.
  • Bản photo để lưu trữ: Phong NS; XN Tổng hợp (P. Y Tế); Ngành/ Xí nghiệp/ Phòng Ban; và đơn vị xảy ra tai nạn.
  •  Phòng NS là đơn vị chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo định kỳ 6 tháng và cuối năm tình hình TNLĐ cho Tổng Giám Đốc và Sở Lao động Thương binh và Xã hội

IX. CÁC THỦ TỤC THANH TOÁN CHI PHÍ TNLĐ:

a. Trường hợp TNLĐ tại nơi làm việc:

  • Các trường hợp TNLĐ tại nơi làm việc phải báo về Phòng NS

b. Biên bản tai nạn lao động: cần lưu ý

  • Diễn biến vụ TNLĐ: phải được tóm tắt chi tiết rõ ràng quá trình xảy ra TNLĐ
  • Nguyên nhân xảy ra TNLĐ: từ diễn biến vụ TNLĐ phân tích tìm ra nguyên nhân của sự việc
  • Các trường hợp xảy ra TNLĐ do lỗi của người LĐ (làm sai qui trình sản xuất, không chú tâm trong khi làm việc để xảy ra tai nạn …) đơn vị cần có đề xuất biện pháp xử lý đúng mức hoặc xử lý vật chất để mọi người LĐ có ý thức tốt trong việc bảo vệ chính mình giảm các tai nạn không đáng có xảy ra.
  • Trường hợp tai nạn xảy ra cho người LĐ do chưa được huấn luyện về ATLĐ đơn vị phải chịu trách  nhiệm trước Công ty

c. Khai báo TNLĐ

  • Bảng kê chứng từ thanh toán tiền điều trị TNLĐ
  • Toàn bộ đơn thuốc, hóa đơn chứng từ:
  • Biên lai: tiền viện phí, tiền thuốc (có chữ ký, đầy đủ).
  • Đơn thuốc + hóa đơn bán lẻ (có chữ ký, đầy đủ).
  • Giấy đề nghị bồi thường (nếu có).
  • Giấy ra viện hoặc giấy chứng thương (bản chính)

d. Trường hợp TNGT – TNLĐ:

           Biên bản TNLĐ – khai báo TNLĐ:

  • Sau khi xảy ra tai nạn cần báo ngay cho đơn vị nơi mình làm việc để cán bộ phụ trách công tác  ATLĐ  xác minh và lập biên bản trong vòng 48 giờ kể từ khi người lao động xảy ra tai nạn.
  • Thời gian xảy ra tai nạn (phù hợp với thời điểm vào và ra ca của đối tượng)
  • Địa điểm xảy ra tai nạn (phù hợp với tuyến đường từ nhà đến Công ty và ngược lại).
  • Người lao động khi bị tai nạn không có mùi rượu bia.
  • Biên bản tai nạn giao thông hoặc đơn xác nhận của trưởng công an nơi xảy ra tai nạn giao thông, có xác nhận của người chứng kiến.
  • Bảng kê chứng từ thanh toán tiền điều trị TNLĐ
  • Toàn bộ đơn thuốc, hóa đơn, chứng từ:
  • Biên lai: tiền viện phí, tiền thuốc (có chữ kýđầy đủ).
  • Đơn thuốc + hóa đơn bán lẻ (có chữ ký đầy đủ).
  • Giấy đề nghị bồi thường (nếu có).
  • Giấy ra viện hoặc giấy chứng thương (bản chính)
  • Giấy tờ xe (chủ quyền, bằng lái nếu xe có dung tích xilanh ³ 70cc ).

X. ĐỀ XUẤT XỬ LÝ:

Trường hợp đơn vị không thực hiện đúng theo quy định như:

Đơn vị thực niện khai báo TNLĐ chậm quá 24 giờ tính từ khi xảy ra tai nạn.

Thực hiện lập biên bản điều tra không theo đúng quy định.

* Mức xử lý:  Các trường hợp vi phạm Phong NS đề xuất xử lý Trưởng đơn vị theo các mức độ sau:

            + Lần 1: Xử lý nhắc nhở và thu hồi quỹ thu nhập 500.000 đồng

            + Lần 2: Phê bình và thu hồi quỹ thu nhập 1.000.000 đồng

            + Lần 3: Khiển trách và thu hồi quỹ thu nhập 2.000.000 đồng.

Việc xử lý CBNV trong đơn vị do Trưởng đơn vị quyết định.

XI. BIỂU MẪU ĐÍNH KÈM:

  • Phụ lục: bảng danh mục chấn thương:
  • Biên bản điều tra TNLĐ thực hiện theo mẫu
  • Bảng khai báo TNLĐ thực hiện theo mẫu
  • Mẫu thống kê thanh tóan TNLĐ
  • Biên bản lấy lời khai thực hiện theo mẫu
  • Biên bản họp công bố kết quả điều tra thực hiện theo mẫu

 

Phụ lục

DANH MỤC CÁC CHẤN THƯƠNG ĐỂ XÁC ĐỊNH

LOẠI TAI NẠN LAO ĐỘNG NẶNG.

MÃ SỐ           TÊN CHẤN THƯƠNG

Đầu, mặt, cổ

011.                 Các chấn thương sọ não hở hoặc kín;

012.                 Dập não;

013.                 Máu tụ trong sọ;

014.                 Vỡ sọ;

015.                 Bị lột da đầu;

016.                 Tổn thương đồng tử mắt;

017.                 Vỡ và dập các xương cuốn của sọ;

018.                 Vỡ các xương hàm mặt;

019.                 Tổn thương phần mềm rộng ở mặt;

Bị thương vào cổ, tác hại đến thanh quản và thực quản.

Ngực, bụng

021.                 Tổn thương lồng ngực tác hại đến cơ quan bên trong;

022.                 Hội chứng chèn ép trung thất;

023.                 Dập lồng ngực hay lồng ngực bị ép nặng;

024.                 Gãy xương sườn;

025.                 Tổn thương phần mềm rộng ở bụng;

026.                 Bị thương và dập mạnh ở bụng tác hại tới các cơ quan bên trong;

027.                 Thủng, vỡ tạng trong ổ bụng;

028.                 Đụng, dập, ảnh  hưởng tới vận động của xương sống;

029.                 Vỡ, trật xương sống;

0210.               Vỡ xương chậu;

0211.               Tổn thương xương chậu ảnh hưởng tới vận động của thân và chi dưới;

0212.               Tổn thương cơ quan sinh dục.

Phần chi trên

031.                 Tổn thương xương, thần kinh, máu ảnh hưởng tới vận động của chi trên;

032.                 Tổn chấn thương phần mềm rộng khắp ở các chi trên;

033.                 Tổn thương ở vai, cánh tay, bàn tay, cổ tay làm hại đến các gân;

034.                 Dập,gẫy, vỡ nát các xương đòn, bả vai, cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, đốt ngón tay; 

035.                 Trật, trẹo các khớp xương lớn.

Phần chi dưới

041.                 Chấn thương ở các chi dưới gây tổn thương mạch máu, thần kinh, xương ảnh hưởng tới vận động của các chi dưới;

042.                 Bị thương rộng khắp ở chi dưới;

043.                 Gẫy và dập xương hông, khớp hông, đùi, đầu gối, ống, cổ chân, bàn chân và các ngón.

Bỏng

051.                 Bỏng độ 3;

052.                 Bỏng do nhiệt rộng khắp độ 2, độ 3;

053.                 Bỏng nặng do hóa chất độ 2, độ 3;

054.                 Bỏng điện nặng;

055.                 Bị bỏng lạnh độ 3; Bị bỏng lạnh rộng khắp độ 2, độ 3.

Nhiễm độc các chất sau ở mức độ nặng

061.                 Ô xít các-bon: bị ngất, mê sảng, rối loạn dinh dưỡng của da, sưng phổi, trạng thái trong người bàng hoàng,

                         tâm lý  mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ, có những biến đổi rõ rệt trong  bộ phận tuần hoàn;

062.                 Ô xít ni-tơ: hình thức sưng phổi hoàn toàn, biến chứng hoặc không biến chứng thành viêm phế quản;

063.                 Hydro sunfua: kích thích mạnh, trạng thái động kinh, có thể sưng phổi, mê sảng;

064.                 Ô xít các bon nic ở nồng độ cao: tắt thở, sau đó thở chậm chạp, chảy máu ở mũi, mồm và ruột, suy nhược, ngất;

065.                 Nhiễm độc cấp các loại hóa chất bảo vệ thực vật;

066.                 Các loại hoá chất độc khác thuộc danh mục phải khai báo, đăng ký.

 

 

  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây