Việt Nam, với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng và môi trường đầu tư hấp dẫn, đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Một trong những hình thức đầu tư phổ biến tại Việt Nam được quy định pháp luật nêu rõ đó là hợp đồng hợp tác kinh doanh hay thường gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh (hay còn gọi là hợp đồng BCC). Vậy hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? Những lợi ích và rủi ro khi tham gia hình thức đầu tư này là gì? Bài viết hôm nay Luật Trí Minh sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết để bạn đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.
Mục lục
- Tìm hiểu về hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
- Những ưu điểm khi tham gia hợp đồng hợp tác đầu tư tại Việt Nam
- Nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
- Đầu tư theo hình thức Hợp đồng hợp tác đầu tư cần nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư không?
- Cơ cấu vận hàng các bên ký hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
- Thuế đối với những công ty ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Tìm hiểu về hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là gì?
Theo Luật đầu tư 2020, hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Hoạt động này có thể được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn theo thỏa thuận liên doanh hoặc kiểm soát bởi một trong số các bên tham gia.
Hoạt động kinh doanh của BCC do một bên thực hiện hoặc do cả hai bên cùng thực hiện, do đó nó phải phù hợp với chức năng kinh doanh của một trong hai bên hoặc của cả hai bên.
Mô hình hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC hiện nay rất phổ biến nhằm giúp các bên có thể chia tay trong “yên bình” và cũng thỏa mãn tiêu chí hợp tác trong ngắn hạn với những dự án không cần vận hành không cần pháp nhân.
Xem thêm: Dịch vụ tư vấn đầu tư an toàn và chuyên nghiệp tại Luật Trí Minh
Phân loại hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC có thể chia theo 2 dạng sau theo pháp luật về kế toán:
– BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát : Tài sản đồng kiểm soát bởi các bên tham gia liên doanh là tài sản được các bên tham gia liên doanh mua, xây dựng, được sử dụng cho mục đích của liên doanh và mang lại lợi ích cho các bên tham gia liên doanh theo quy định của Hợp đồng liên doanh. Các bên tham gia liên doanh được ghi nhận phần giá trị tài sản đồng kiểm soát mà mình được hưởng là tài sản trên Báo cáo tài chính của mình
– BCC dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát: hoạt động liên doanh không thành lập một cơ sở kinh doanh mới. Các bên liên doanh có nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng. Hoạt động của hợp đồng liên doanh được các bên góp vốn thực hiện cùng với các hoạt động kinh doanh thông thường khác của từng bên.
Hoặc có thể chia hợp đồng hợp tác kinh doanh BBC thành 2 loại theo phân chia lợi nhuận như sau:
– BCC theo hình thức chia doanh thu, sản phẩm trước thuế
– BCC theo hình thức chia lợi nhuận sau thuế
Những ưu điểm khi tham gia hợp đồng hợp tác đầu tư tại Việt Nam
Hợp đồng hợp tác đầu tư (BCC) tại Việt Nam mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia, đặc biệt là trong việc tận dụng nguồn lực, giảm thiểu rủi ro và mở rộng cơ hội kinh doanh. Dưới đây là những ưu điểm chính khi tham gia hợp đồng hợp tác đầu tư tại Việt Nam:
- Linh hoạt: Các bên có thể tự do thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng, từ việc đóng góp vốn, phân chia lợi nhuận đến quản lý dự án.
- Nhanh chóng hơn: Thủ tục thành lập hợp đồng hợp tác đầu tư đơn giản và nhanh chóng hơn so với việc lựa chọn hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
- Chủ động quản trị rủi ro: Nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách chia sẻ vốn và rủi ro với các đối tác khác.
- Tiếp cận thị trường Việt Nam thuận lợi: Hợp tác với các đối tác địa phương giúp nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tiếp cận thị trường Việt Nam, hiểu biết sâu hơn về văn hóa kinh doanh và pháp luật Việt Nam.
Tìm hiểu thêm: Điều kiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) được quy định bởi pháp luật đầu tư 2022 và bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
– Tên, địa chỉ, và người đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng. Địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư.
– Xác định mục tiêu hợp tác và phạm vi hoạt động kinh doanh mà các bên sẽ thực hiện.
– Quy định về mức độ đóng góp tài chính hoặc tài sản của các bên và cách thức phân chia kết quả kinh doanh giữa các bên.
– Quy định về tiến độ thực hiện dự án và thời gian có hiệu lực của hợp đồng.
– Xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên trong suốt quá trình hợp tác kinh doanh.
– Các điều kiện về việc sửa đổi, chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng, cũng như các trường hợp hợp đồng có thể bị chấm dứt.
– Quy định về trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng và phương thức giải quyết tranh chấp.
Trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên có thể thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác để thành lập doanh nghiệp, theo đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Ngoài các nội dung chính, các bên có quyền thỏa thuận thêm các điều khoản khác, miễn là không trái với quy định của pháp luật.
Đầu tư theo hình thức Hợp đồng hợp tác đầu tư cần nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư không?
Căn cứ theo Luật đầu tư 2020, Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định.
Như vậy, với trường hợp các nhà đầu tư trong nước (gồm cá nhân quốc tịch Việt Nam, tổ chức pháp nhân, doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam) ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh thì sẽ không cần phải nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Trường hợp Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước, hoặc giữa hai nhà đầu tư nước ngoài ký kết và thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam thì phải tiến hành nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Cơ cấu vận hàng các bên ký hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.4
Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng. Địa điểm văn phòng điều hành do nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC quyết định theo yêu cầu thực hiện hợp đồng. Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng BCC và Giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng điều hành. Thủ tục lập theo Luật đầu tư, có quan cấp phép là Sở kế hoạch và đầu tư
Thuế đối với những công ty ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Nguyên tắc là các bên thỏa thuận đơn vị kế toán và quyết toán cho BCC, thuế bên nào thì bên đó tự hạch toán và chi trả, các bên có thể chọn các hình thức chia lợi nhuận sau thuế
- 3 Điều 29 Luật đầu tư
- 4 Khoản 3 Điều 28 Luật đầu tư
- 5 Điều 49 Luật đầu tư
Có thể chia chia doanh thu, tỷ lệ về chia chi phí cho hoạt động BCC…tóm lại việc thỏa thuận càng chi tiết về thuế, kế toán trong BCC càng tốt.
Nguyên tắc kế toán của hoạt động BCC được quy định cụ thể tại thông tu 200/2014/TT- BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014.
Trên đây là những chia sẻ từ Luật Trí Minh về “hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC“. Hiểu rõ và thực hiện đúng các thủ tục sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tập trung vào các chiến lược kinh doanh. Trong trường hợp cần trao đổi chi tiết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại Luật Trí Minh, vui lòng liên hệ qua Email: contact@luattriminh.vn hoặc số Hotline: 024 3766 9599 (Hà Nội) và 028 3933 3323 (TP.HCM) để được hỗ trợ kịp thời.