Trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, tranh chấp đầu tư không còn là điều hiếm gặp. Những bất đồng về hợp đồng, quyền lợi tài chính, hoặc cách thức thực hiện cam kết có thể nhanh chóng leo thang, đe dọa đến mối quan hệ hợp tác và lợi ích của các bên. Điều này đặt ra một câu hỏi lớn: Làm thế nào để giải quyết tranh chấp đầu tư một cách hiệu quả, vừa bảo vệ quyền lợi vừa duy trì được môi trường kinh doanh bền vững? Hãy cùng Luật Trí Minh khám phá những thông tin quan trọng giúp bạn tự tin xử lý mọi tình huống phát sinh trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân dẫn tới tranh chấp đầu tư là gì?
Tranh chấp đầu tư là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên liên quan đến việc thực hiện hoạt động đầu tư, dựa trên thực tiễn hiện này thì thường liên quan đến các vấn đề như:
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Thực hiện cam kết về tài chính, kỹ thuật, hoặc tiến độ dự án.
- Quy định pháp luật liên quan đến đầu tư kinh doanh hoặc các chính sách ưu đãi. …
Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đầu tư
Căn cứ theo Điều 14 Luật Đầu tư 2020, quy định về giải quyết tranh chấp đầu tư: Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định dưới đây:
- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam.
- Trường hợp tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế i) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; ii) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm i) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; ii) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm i) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây: a) Tòa án Việt Nam; b) Trọng tài Việt Nam; c) Trọng tài nước ngoài; d) Trọng tài quốc tế; e) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
- Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Như vậy, có thể nhận thất pháp luật Việt Nam đã thể hiện tinh thần của việc giải quyết tranh chấp đầu tư là trên tinh thần hòa giải và thương lượng, trường hợp không thể hỏa giải và thương lượng.
Phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư phổ biến hiện nay: Trọng tài thương mại
Trong các phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư đã nêu trên, trọng tài thương mại ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến, đặc biệt trong các tranh chấp phức tạp hoặc liên quan đến yếu tố nước ngoài. Những lý do trong đó bao gồm:
- Tính linh hoạt: Các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên, quy trình xét xử, và ngôn ngữ.
- Bảo mật: Không giống như tòa án công khai, các phiên xét xử trọng tài được giữ kín, giúp bảo vệ danh tiếng của các bên.
- Hiệu lực thi hành quốc tế: Các phán quyết trọng tài tại Việt Nam có thể được công nhận và thi hành ở hơn 160 quốc gia theo Công ước New York 1958.
- Quy trình giải quyết qua trọng tài thương nhanh chóng hơn với các bước: i) Gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp tới trung tâm trọng tài; ii) Chọn trọng tài viên phù hợp; iii) Trình bày bằng chứng và luận điểm trước hội đồng trọng tài; iv) Nhận phán quyết cuối cùng, có giá trị bắt buộc thi hành.
Hiện nay phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư qua trung tâm trọng tài trong và ngoài nước đang được lựa chọn phổ biến và thể hiện trong các hợp đồng, thỏa thuận giữa các bên. Từ đó, đã có rất nhiều các phán quyết được đưa ra cùng với đó cũng là tình trạng hủy phán quyết trọng tài.
Những lưu ý để hạn chế dẫn tới phải giải quyết tranh chấp đầu tư
Chúng tôi liệt kế các phương án sơ lược để các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro xảy ra tranh chấp gồm các ý cơ bản như sau:
- Soạn thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận rõ ràng dễ thực thi: Quy định chi tiết và dễ hiểu để thực thi về quyền và nghĩa vụ, cũng như điều khoản giải quyết đa tầng về cơ chế giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh.
- Tuân thủ pháp luật ngay từ cách thức hợp tác và cam kết tuân thủ theo hợp đồng/thỏa thuận đã ký: Đảm bảo thực thi đúng theo nội dung hợp đồng và thỏa thuận. Nộp hồ sơ để được cấp các giấy phép liên quan theo đúng quy định.
- Giữ liên lạc và có cơ chế dự phòng rủi ro tranh chấp: Thể hiện rõ các kênh liên hệ ngay từ ban đầu, luôn sẵn sàng và thiện chí cùng xem xét và đánh giá trên mục tiêu mang lại sự hài hòa giữa các bên.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Trí Minh liên quan đến giải quyết tranh chấp đầu tư. Trong trường hợp cần trao đổi chi tiết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại Luật Trí Minh, vui lòng liên hệ qua Email: contact@luattriminh.vn hoặc số Hotline: 024 3766 9599 (Hà Nội) và 028 3933 3323 (TP.HCM) để được hỗ trợ kịp thời.