Mã số thuế là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể bị đóng mã số thuế, dẫn đến việc không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh hợp pháp. Dưới đây Luật Trí Minh xin chia sẻ tới mọi người những nguyên nhân doanh nghiệp bị đóng mã số thuế.

nguyen-nhan-doanh-nghiep-bi-dong-ma-so-thue

Đóng mã số thuế là gì?

Đóng mã số thuế là việc cơ quan thuế ngừng hiệu lực của mã số thuế đã cấp cho doanh nghiệp hoặc cá nhân, đồng nghĩa với việc chấm dứt các nghĩa vụ thuế liên quan. Khi mã số thuế bị đóng, doanh nghiệp hoặc cá nhân không thể tiếp tục thực hiện các giao dịch thuế như kê khai, nộp thuế, xuất hóa đơn hoặc thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác với Nhà nước.

Nguyên nhân doanh nghiệp bị đóng mã số thuế

Dưới đây là những nguyên nhân doanh nghiệp bị đóng mã số thuế, cụ thể:

–  Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký:  khi cán bộ đi kiểm tra trụ sở công ty nhưng không thấy treo biển hiệu công ty và người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh và không xác định được vị trí ở đâu thì cơ quan thuế phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản xác nhận về tình trạng không còn hoạt động tại địa điểm kinh doanh của người nộp thuế.

– Không nộp tờ khai thuế: do chủ doanh nghiệp không nắm vững quy định về thời hạn nộp tờ khai thuế: tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế Môn bài, Tờ khai thuế TNCN… dẫn đến không nộp tờ khai ở một hoặc nhiều kỳ liên tục;

–   Không nộp tiền thuế khi có phát sinh số thuế phải nộp;

–   Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, phá sản.

Khi bị đóng mã số thuế Doanh nghiệp của bạn không thể làm gì?

Không được xuất hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng.

Theo quy định tại Điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có quy định về hóa đơn bất hợp pháp là: “Hoá đơn hết giá trị sử dụng là hoá đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hoá đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hoá đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế)”

Theo quy định trên, khi bị đóng mã số thuế, nếu doanh nghiệp tiếp tục sử dụng hóa đơn, thì hóa đơn đó là hóa đơn bất hợp pháp.

Không được chấp nhận các loại tờ khai đã nộp qua hệ thống thuế điện tử:

  • Tờ khai thuế giá trị gia tăng, tờ khai thuế TNCN (nếu có);
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
  • Các loại báo cáo quyết toán năm như: quyết toán thuế TNDN, quyết toán thuế TNCN, bộ báo cáo tài chính năm,…

khi-bi-dong-ma-so-thue-doanh-nghiep-cua-ban-khong-the-lam0gi

Doanh nghiệp cần làm gì khi bị đóng mã số thuế?

Khi bị đóng mã số thuế, doanh nghiệp cần xác định nguyên nhân và thực hiện các bước khắc phục phù hợp để tránh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Dưới đây là các bước cụ thể doanh nghiệp nên thực hiện:

  • Xác định nguyên nhân bị đóng mã số thuế
  • Khắc phục nguyên nhân để khôi phục mã số thuế
  • Thực hiện thủ tục đề nghị mở lại mã số thuế
  • Trong trường hợp không thể khôi phục mã số thuế cần thực hiện thủ tục giải thể theo quy định để tránh bị xử phạt hoặc bị đưa vào danh sách doanh nghiệp vi phạm.

Trên đây là những chia sẻ từ Luật Trí Minh về nguyên nhân doanh nghiệp bị đóng mã số thuế. Doanh nghiệp cần tuân thủ quy định về kê khai thuế, duy trì hoạt động hợp pháp và cập nhật thông tin với cơ quan quản lý để tránh bị đóng mã số thuế ngoài ý muốn. Trong trường hợp cần trao đổi chi tiết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại Luật Trí Minh, vui lòng liên hệ qua Email: contact@luattriminh.vn hoặc số Hotline: 024 3766 9599 (Hà Nội) và 028 3933 3323 (TP.HCM) để được hỗ trợ kịp thời!

Đánh giá bài viết