Tin tức Triminhlaw

Miễn trách nhiệm dân sự do bất khả kháng thời dịch bệnh Covid-19 1

Mục lục

MIỄN TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO BẤT KHẢ KHÁNG - DỊCH BỆNH COVID-19
1. Đặt vấn đề:
Tư vấn trường hợp miễn trách nhiệm dân sự khi rơi tình thế bất khả kháng do dịch bệnh Covid-19. Cụ thể những cá nhân, tổ chức đang vay tiền để mua nhà, mua xe, kinh doanh hay thuê địa điểm kinh doanh thì có được xét rơi vào tình trạng bất khả kháng để được yêu cầu miễn giảm tiền thuê, lãi suất hay gia hạn nợ hay không?
 
MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG VỚI THƯƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS |  Nhu Y Law Firm
(Nguồn: Internet)

2. Ý kiến của Luật Trí Minh:

Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, Tổ chức WHO cũng đã tuyên bố đây là dịch bệnh Tòa cầu, riêng nhà nước Việt Nam thì tuyên bố đây là dịch bệnh có thể nguy hại đến nền kinh tế quốc gia, thậm chí liên tục khuyến cáo/ đề nghị người dân hạn chế ra đường, đóng các cửa hàng, trừ những cửa hàng liên quan đến thực phẩm, y tế, xăng.
 
Như vậy, rõ ràng, dịch bệnh đã ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế của nhiều cá nhân, tổ chức: thu nhập giảm hoặc mất thu nhập.
 
Vậy khi thu nhập giảm hoặc mất thu nhập luôn  thì những nghĩa vụ trả tiền thuê, trả nợ gốc, lãi khi vay ngân hàng để mua nhà, mua xe hay để kinh doanh sẽ giải quyết như thế nào?
 
Sau đây là ý kiến pháp luật của Luật Trí Minh:

2.1. Sự kiện bất khả kháng là gì:

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. (K1 điều 156 BLDS).
 
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. (K2 điều 351 BLDS)
 
 Như vậy, cần xem xét những nội dung sau:
Dich bệnh Covid-19 có phải là sự kiện bất khả kháng hay không?;
Không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng vay là nghĩa vụ về thời hạn trả nợ, tiền thuê hay số tiền nợ, tiền thuê cần trả?
Xem xét nội dung chi tiết trong hợp đồng để xem các bên đã thỏa thuận như thế nào về trường hợp bất khả kháng: Thời hạn thông báo, cách thức thông báo cũng như biện pháp áp dụng khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra.
 
2.1.1. Dich bệnh Covid-19 là sự kiện bất khả kháng
Như quy định K1 điều 156 BLDS thì yếu tố cấu thành 01 sự kiện bất khả kháng, bao gồm đủ những điều kiện sau:
- Xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được;
- Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Xét hiện nay toàn Đảng, toàn dân đều gia sức phòng chống dịch Covid-19, đây là dịch bệnh toàn cầu, là sự kiện khách quan không ai có thể lường trước được, tất cả đang cố gắng khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau nhưng tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn ra và có chiều hướng gia tăng.
Hơn thế nữa, chính phủ đã công bố đây là dịch bệnh ảnh hưởng đến kinh tế toàn quốc.
Do vậy, cần xác định dịch bệnh Covid-19 là sự kiện bất khả kháng.
 
2.1.2. Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của tố chức, cá nhân vay nợ, thuê nhà:
Cụ thể: 
Những tổ chức, cá nhân  có thu nhập giảm sút, thậm chí mất thu nhập, chứng cứ chứng minh cho điểm này thông quan Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, thông qua xác nhận của doanh nghiệp nơi cá nhân làm việc cho thấy họ bị giảm sút thu nhập hoặc mất việc do tình hình kinh tế khó khăn.
 
Vì dịch bệnh nên các tổ chức, cá nhân đi vay không thể sắp xếp để trả tiền thuê,  lãi vay, nợ gốc đúng hạn hoặc không thể trả đủ tiền thuê, tiền lãi, tiền nợ gốc như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
 
Do vậy, căn cứ K2 điều 351 BLDS thì cá nhân, tổ chức đi vay, đi thuê trên được miễn trách nhiệm dân sự.
 
Việc được miễn tiền thuê nhà, tiền lãi vay và tiền nợ gốc phải trả đến hạn sẽ tương ứng với thời gian dịch bệnh xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tài chính, cụ thể:
- Những tháng thuê nhà bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sẽ được miễn trừ/ giảm tùy vào mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến khả năng tài chính.
- Lãi vay của tháng nào bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sẽ được miễn trừ/ giảm tùy vào mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến khả năng tài chính.
- Nợ gốc phải trả của tháng nào bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sẽ được miễn trừ/giảm tùy vào mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến khả năng tài chính tương ứng.

2.2. Tuy nhiên, để các bên có thế áp dụng điều khoản luật này, các tổ chức, cá nhân lưu ý:

Một, nếu hợp đồng có thỏa thuận về sự kiện bất khả kháng: căn cứ điều khoản hợp đồng để bên đi thuê hay đi vay đáp ứng thời gian báo trước cũng như thỏa thuận về việc hai bên sẽ cùng ngồi xuống đưa ra giải pháp tốt nhất theo thỏa thuận đã ký.
 
Hai, nếu hợp đồng không thỏa thuận về sự kiện bất khả kháng thì căn cứ theo quy định của pháp luật: Hiện BLDS hay Luật thương mại không quy định khi sự kiện bất khả kháng xảy ra tổ chức, cá nhân đi thuê, đi vay cần phải thông báo trước bao nhiêu ngày. 
 
Ba, cung cấp chứng cứ cụ thể để chứng minh vì dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng kinh tế, ví dụ: quyết định cho thôi việc, bảng lương bị giảm sút, doanh thu không có hoặc giảm sút,v.v..v…
 
Tuy nhiên để các bên chia sẻ, trách nhiệm với nhau, chúng ta nên thông báo chi tiết cụ thể và thương lượng để thống nhất vấn đề giữa bên thuê- cho thuê, vay- cho vay.
 
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp Luật sư Luật Trí Minh để được tư vấn chi tiết.
  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây