Việc tự lái xe sang các nước láng giềng như Lào, Campuchia và Trung Quốc đang ngày càng trở nên phổ biến. Điều này không chỉ mang lại sự thoải mái và tự do trong di chuyển mà còn giúp bạn tiết kiệm chi phí so với việc sử dụng các phương tiện công cộng. Tuy nhiên, để có thể tự lái xe sang các quốc gia này, bạn cần tuân thủ các thủ tục và quy định liên quan. Dưới đây Luật Trí Minh sẽ hướng dẫn thủ tục lái xe sang Lào, Campuchia và Trung Quốc, tham khảo ngay!.

huong-dan-thu-tuc-tu-lai-xe-sang-lao-campuchia-trung-quoc

 

Chuẩn bị giấy tờ cần thiết chung

Trước khi lái xe qua biên giới, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

– Giấy phép lái xe quốc tế (International Driving Permit – IDP): Để được công nhận hợp lệ tại các nước như Lào, Campuchia và Trung Quốc, bạn cần có giấy phép lái xe quốc tế. Bạn có thể xin cấp giấy phép này tại các cơ quan cấp giấy phép lái xe trong nước.

– Giấy tờ xe: Bao gồm đăng ký xe, bảo hiểm xe (còn hiệu lực). Nếu xe không đứng tên bạn, cần có giấy ủy quyền sử dụng xe.

– Hộ chiếu: Hộ chiếu còn hiệu lực tối thiểu 6 tháng.

– Visa

Đối với trường hợp di chuyển bằng ô tô

Lưu ý: Phải là ô tô chở người dưới 09 chỗ ngồi!

Du lịch Lào, Campuchia

Thời gian ở lại: không quá 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận CLV cho xe ô tô. (mẫu tại file đính kèm)

– Giấy đăng ký sở hữu phương tiện (bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trong trường hợp bạn không phải là chủ sở hữu phương tiện thì phải kèm theo tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp phương tiện đó (bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu)

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trên, bạn nộp cho Sở Giao thông vận tải địa phương nơi có cửa khẩu biên giới giáp với Lào và Campuchia, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, Sở GTVT sẽ cấp Giấy phép cho bạn.

Lệ phí cấp Giấy phép là: 50.000 đồng/lần/phương tiện

Dưới đây các cặp cửa khẩu sau đây bạn có thể tự lái xe:

STT Nước Cặp cửa khẩu
1 Campuchia – Lào Trapeang Kriel – Nong Nokkhien
2 Campuchia – Việt Nam 1) Oyadav (Andong Pich, Ratanakiri) – Lệ Thanh (Gia Lai)

2) Dak Dam (Mundulkiri) – Bu Prang (Đắk Nông)

3) Trapeang Sre (Snoul, Kratie) – Hoa Lư (Bình Phước)

4) Trapeang Phlong (Kampong Cham) – Xa Mát (Tây Ninh)

5) Bavet (Svay Rieng) – Mộc Bài (Tây Ninh)

6) Phnom Den (Takeo) – Tịnh Biên (An Giang)

7) Prek Chak (Lork, Kam Pot) – Hà Tiên (Kiên Giang)

3 Lào – Việt Nam 1) Dane Savan – Lao Bảo

2) Nam Kan – Nậm Cắn

3) Phu Kuea – Bờ Y

4) Nam Phao – Cầu Treo

5) Na Phao – Cha Lo

6) Pan Hok – Tây Trang

7) Nam Souy- Na Mèo

Căn cứ pháp lý: Thông tư 63/2013/TT-BGTVT

doi-voi-truong-hop-di-chuyen-bang-oto

Du lịch Trung Quốc

Thời gian ở lại: không quá 03 ngày/lần cấp phép. Nếu bất khả kháng như tai nạn, hư hỏng phương tiện thì cấp gia hạn thêm 01 ngày.

Cửa khẩu được phép: Thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh – Việt Nam) – Thành phố Đông Hưng (Trung Quốc)

Do đây là chương trình thực hiện thí điểm trong 01 năm, nên bạn phải đăng ký thực hiện thủ tục đối với Công ty cổ phần du lịch và dịch vụ Hồng Gai

Tuy nhiên, bạn cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

– Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển.

– Giấy đăng ký phương tiện.

– Hộ chiếu.

– Thị thực (trừ trường hợp được miễn thị thực_

– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.

– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có giá trị tại Việt Nam,

Sau khi bạn chuẩn bị các giấy tờ sau, bạn mang tên cho Công ty du lịch Hồng Gai để họ đại diện bạn thực hiện các thủ tục nhập cảnh.

Căn cứ pháp lý: Quyết định 3201/QĐ-UBND năm 2016 tỉnh Quảng Ninh

Đối với trường hợp di chuyển bằng xe gắn máy

Du lịch Lào, Campuchia và Thái Lan

Bạn cần chuẩn bị:

– Hộ chiếu.

– Giấy đăng ký xe (chính chủ)

Đối với từng cửa khẩu sẽ có các thủ tục khác nhau:

Cửa khẩu Xa Mát: Việt Nam – Campuchia

– Bước 1: Tới cửa khẩu dắt xe vào khu vực làm thủ tục xuất nhập cảnh phía Việt Nam, đóng dầu hỏi đi đâu thì cứ nói thật là đi du lịch.

– Bước 2: Sau đó dắt xe qua phía bên Campuchia có lối đi dành cho xe máy bạn dắt bộ vào chỗ có nhân viên hải quan dựng xe vào làm thủ tục, họ sẽ hỏi đi đâu và có thu lệ phí 50.000 đồng, đóng dấu xong hộ chiếu rồi đi tiếp.

Cửa khẩu Poipet: Campuchia – Thái Lan

Tại đây, thủ tục hải quan cho người và xe cũng khá dễ dàng. Bạn có thể dùng tiếng Anh để giao tiếp ở cả hai bên.

Làm thủ tục phía Campuchia xong bạn chạy xe vào phía Thái Lan, để xe ở trạm chốt kiểm tra xe lưu thông qua cửa khẩu (bạn nên hỏi nhân viên để được hướng dẫn). Sau đó lên tầng trên làm thủ tục nhập cảnh cho mình. Ở đây bạn sẽ được chụp hình và đóng dấu.

Sau đó, bạn vòng lại đưa giấy tờ xe và hộ chiếu cho nhân viên ở chốt lúc gửi xe, họ sẽ photo giấy tờ và làm thủ tục. Bạn đợi khoảng 30 phút sẽ có, lệ phí là 40 baht (25.000 đồng).

Tiếp đến, bạn chạy xe thêm một đoạn sẽ tới chốt nữa. Nhân viên sẽ hướng dẫn bạn đậu xe và vào làm thủ tục. Ở bước này họ sẽ kiểm tra xe xem đúng với trong cavet xe của bạn hay không. Chờ khoảng 15 phút, giấy tờ ký xong, bạn có thể đi tiếp.

Cửa khẩu Savannakhet: Thái Lan – Lào

Các cửa khẩu của Thái Lan và Lào thường thông qua những cây cầu hữu nghị. Việc chạy xe máy qua những cây cầu này phụ thuộc vào luật ở từng cửa khẩu. Cửa khẩu Savannakhet cấm xe máy nên việc xin nhập cảnh cùng phương tiện này sẽ gặp khó khăn. Do đó, bạn phải tìm ô tô để bỏ xe máy lên và đi nhờ mới qua được. Lưu ý ở đây không có dịch vụ thuê xe chở qua cửa khẩu.

Qua phía Lào, bạn phải chứng minh được mình đi du lịch bằng cách trình giấy tờ từng đi qua Campuchia và Thái Lan. Lệ phí làm thủ tục cho cả hai bên là 70 baht (45.000 đồng).

Thủ tục hải quan cho người dễ hơn nhiều so với xe máy. Du khách có thể dùng tiếng Anh, tiếng Thái Lan khi giao tiếp (tiếng Việt cũng có thể dùng được khi làm thủ tục ở Lào).

doi-voi-truong-hop-di-chuyen-bang-xe-may

Du lịch Trung Quốc

Để có thể di chuyển bằng xe máy sang Trung Quốc, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hợp lệ. Dưới đây là những giấy tờ cần thiết:

– Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng.

– Bạn cần có visa để nhập cảnh Trung Quốc. Có thể xin visa du lịch hoặc visa ngắn hạn tùy vào mục đích của chuyến đi.

– Trung Quốc không công nhận giấy phép lái xe Việt Nam. Vì vậy, bạn cần có giấy phép lái xe quốc tế (IDP).

– Giấy đăng ký xe, bảo hiểm xe và giấy phép lưu hành xe máy còn hiệu lực. Nếu xe không đứng tên bạn, cần có giấy ủy quyền hợp pháp.

– Giấy phép lưu hành tạm thời là loại giấy phép mà bạn phải xin khi đến Trung Quốc để có thể lưu hành xe máy của mình tại đây.

Việc di chuyển sang Trung Quốc bằng xe máy có thể bắt đầu từ nhiều cửa khẩu khác nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tùy vào điểm đến tại Trung Quốc, bạn có thể lựa chọn những lộ trình phù hợp. Dưới đây là một số lộ trình phổ biến từ các cửa khẩu lớn của Việt Nam sang Trung Quốc.

Lộ trình từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) – Bằng Tường, Quảng Tây

Cửa khẩu Hữu Nghị là một trong những cửa khẩu quốc tế lớn và phổ biến nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc. Lộ trình này thuận tiện nếu bạn muốn đến các tỉnh phía nam Trung Quốc như Quảng Tây hay Quảng Châu.

– Điểm xuất phát: Thành phố Hà Nội

– Quãng đường: Khoảng 160km từ Hà Nội đến cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), đi theo Quốc lộ 1A.

– Lộ trình: Sau khi hoàn thành thủ tục tại cửa khẩu Hữu Nghị, bạn sẽ đi qua thị trấn Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây. Từ đây, có thể tiếp tục di chuyển đến các điểm đến như Nam Ninh (thủ phủ Quảng Tây) hoặc các thành phố lớn khác như Quảng Châu, Thâm Quyến.

Lộ trình từ cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) – Đông Hưng, Quảng Tây

Cửa khẩu Móng Cái là lựa chọn lý tưởng nếu bạn muốn đến các tỉnh ven biển phía nam Trung Quốc hoặc kết hợp hành trình khám phá vùng duyên hải Quảng Tây.

– Điểm xuất phát: Thành phố Hải Phòng hoặc Hạ Long

– Quãng đường: Khoảng 200km từ Hạ Long đến cửa khẩu Móng Cái.

– Lộ trình: Sau khi qua cửa khẩu Móng Cái, bạn sẽ đến thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây. Từ đây, bạn có thể tiếp tục đi về phía Nam Ninh hoặc Quảng Châu. Lộ trình này cũng thuận tiện cho việc khám phá các bãi biển đẹp của Trung Quốc.

3. Lộ trình từ cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu, Vân Nam

Nếu bạn muốn khám phá tỉnh Vân Nam và các điểm đến phía tây Trung Quốc, cửa khẩu Lào Cai là lựa chọn phù hợp.

– Điểm xuất phát: Thành phố Hà Nội

– Quãng đường: Khoảng 300km từ Hà Nội đến Lào Cai theo đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai.

– Lộ trình: Sau khi qua cửa khẩu Lào Cai, bạn sẽ đến thị trấn Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam. Từ đây, bạn có thể khám phá Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, hoặc đi xa hơn đến những vùng núi cao tuyệt đẹp như Lệ Giang, Shangri-La.

Lộ trình từ cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang) – Thiên Bảo, Vân Nam

Cửa khẩu Thanh Thủy ở Hà Giang phù hợp cho những ai yêu thích các cung đường núi và muốn khám phá vùng đất Vân Nam từ một góc nhìn khác.

– Điểm xuất phát: Thành phố Hà Giang

– Quãng đường: Khoảng 25km từ Hà Giang đến cửa khẩu Thanh Thủy.

– Lộ trình: Sau khi qua cửa khẩu Thanh Thủy, bạn sẽ đến thị trấn Thiên Bảo, từ đó có thể di chuyển đến các điểm tham quan tự nhiên đẹp tại Vân Nam.

Lộ trình từ cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng) – Long Bang, Quảng Tây

Cửa khẩu Trà Lĩnh thích hợp cho những ai muốn khám phá vùng biên giới phía Bắc và các tỉnh ven núi phía Tây Trung Quốc.

– Điểm xuất phát: Thành phố Cao Bằng

– Quãng đường: Khoảng 40km từ Cao Bằng đến cửa khẩu Trà Lĩnh.

– Lộ trình: Sau khi qua cửa khẩu Trà Lĩnh, bạn sẽ đến thị trấn Long Bang, từ đây có thể đi vào sâu hơn các khu vực miền núi ở Quảng Tây.

lo-trinh-tu-lai-xe-may-sang-trung-quoc

Lưu ý về đi lại ở ba nước Lào, Campuchia, Trung Quốc

Khi du lịch bằng xe máy hoặc ô tô qua ba nước Lào, Campuchia và Trung Quốc, việc nắm rõ các quy định và lưu ý về di chuyển là rất quan trọng để đảm bảo chuyến đi an toàn và suôn sẻ. Dưới đây là những lưu ý quan trọng về đi lại ở từng quốc gia:

Lưu ý khi đi lại ở Lào

Thủ tục và giấy tờ cần chuẩn bị:

  • Visa: Bạn có thể xin visa tại cửa khẩu hoặc tại Đại sứ quán Lào. Visa thường có hiệu lực trong 30 ngày.
  • Giấy phép lái xe quốc tế: Lào chấp nhận giấy phép lái xe quốc tế (IDP) cho người nước ngoài.
  • Giấy tờ xe: Mang theo đầy đủ giấy đăng ký xe, giấy phép lưu hành xe và bảo hiểm xe quốc tế.
  • Giấy phép nhập khẩu tạm thời: Khi nhập cảnh bằng phương tiện cá nhân, bạn cần xin giấy phép lưu hành tạm thời cho xe tại cửa khẩu.

Lưu ý giao thông:

  • Giao thông bên phải: Tại Lào, giao thông đi bên phải đường (giống như ở Việt Nam).
  • Tốc độ giới hạn: Tốc độ tối đa thường là 30-50 km/h trong đô thị và 80-100 km/h ngoài đô thị. Luôn tuân thủ quy định tốc độ để tránh bị phạt.
  • Cảnh sát giao thông: Ở Lào, có thể gặp các trạm kiểm tra giao thông thường xuyên. Cần sẵn sàng xuất trình giấy tờ hợp lệ khi được yêu cầu.

Kinh nghiệm di chuyển:

  • Đường xá: Ở vùng nông thôn, đường thường không được bảo dưỡng tốt, có thể gặp nhiều ổ gà và đoạn đường xấu. Hãy chú ý an toàn khi lái xe.
  • Ngôn ngữ: Người dân địa phương không nói tiếng Anh phổ biến, bạn nên học một số câu giao tiếp cơ bản hoặc sử dụng ứng dụng dịch.

Lưu ý khi đi lại ở Campuchia

Thủ tục và giấy tờ cần chuẩn bị:

  • Visa: Bạn có thể xin visa tại cửa khẩu hoặc trực tuyến thông qua hệ thống e-Visa của Campuchia.
  • Giấy phép lái xe quốc tế: Campuchia chấp nhận giấy phép lái xe quốc tế (IDP).
  • Giấy tờ xe: Cần chuẩn bị giấy đăng ký xe, bảo hiểm xe quốc tế và giấy phép lưu hành.
  • Phí cầu đường: Ở Campuchia, bạn có thể phải trả phí cầu đường khi di chuyển qua các tuyến đường chính.

Lưu ý giao thông:

  • Giao thông bên phải: Giống như ở Lào và Việt Nam, giao thông Campuchia đi bên phải.
  • Tốc độ giới hạn: 30-40 km/h trong thành phố và khoảng 90 km/h trên các quốc lộ. Luôn chú ý các biển báo tốc độ.
  • Cảnh sát giao thông: Cảnh sát Campuchia có thể kiểm tra giấy tờ xe thường xuyên, hãy luôn mang theo đầy đủ giấy tờ.

Kinh nghiệm di chuyển:

  • Đường xá: Ở các thành phố lớn như Phnom Penh và Siem Reap, đường xá khá tốt. Tuy nhiên, đường nông thôn có thể có nhiều cát bụi và đoạn đường chưa hoàn thiện.
  • Giao thông hỗn loạn: Giao thông tại các thành phố lớn như Phnom Penh có thể khá lộn xộn, bạn cần cẩn thận và cảnh giác khi di chuyển.

Lưu ý khi đi lại ở Trung Quốc

Thủ tục và giấy tờ cần chuẩn bị:

  • Visa: Bạn cần xin visa trước khi nhập cảnh Trung Quốc, không thể xin visa tại cửa khẩu.
  • Giấy phép lái xe quốc tế: Trung Quốc không chấp nhận giấy phép lái xe quốc tế (IDP), bạn phải xin giấy phép lái xe tạm thời tại Trung Quốc.
  • Giấy tờ xe: Giấy đăng ký xe, bảo hiểm xe quốc tế và giấy phép lưu hành xe là những giấy tờ bắt buộc.
  • Giấy phép lưu hành tạm thời: Để di chuyển bằng xe tại Trung Quốc, bạn cần xin giấy phép lưu hành tạm thời cho phương tiện của mình tại cửa khẩu.

Lưu ý giao thông:

  • Giao thông bên phải: Giống như Việt Nam và các nước trong khu vực, giao thông ở Trung Quốc đi bên phải.
  • Tốc độ giới hạn: Tốc độ giới hạn tại Trung Quốc được quy định nghiêm ngặt, thường là 30-60 km/h trong đô thị và 100-120 km/h trên cao tốc.
  • Hệ thống đường cao tốc: Trung Quốc có mạng lưới đường cao tốc hiện đại, tuy nhiên, xe máy thường không được phép lưu thông trên các tuyến đường này. Bạn cần chọn những tuyến đường khác phù hợp với xe máy.
  • Giám sát giao thông: Hệ thống camera giám sát giao thông tại Trung Quốc rất phát triển. Nếu vi phạm luật giao thông, bạn có thể bị phạt nguội.

Kinh nghiệm di chuyển:

  • Ngôn ngữ: Tiếng Anh không phổ biến, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Bạn nên học một vài từ tiếng Trung cơ bản hoặc chuẩn bị sẵn các công cụ dịch thuật.
  • Chú ý biển báo: Biển báo tại Trung Quốc chủ yếu bằng tiếng Trung, cần chú ý hiểu đúng các biển báo quan trọng.

luu-y-ve-di-lai-o-ba-nuoc-lao-campuchia-trung-quoc

Trên đây là những chia sẻ từ Luật Trí Minh về hướng dẫn thu tục tự lái xe sang Lào, Campuchia, Trung Quốc. Tuy nhiên, để chuyến đi diễn ra suôn sẻ, bạn cần nắm rõ các thủ tục nhập cảnh và quy định giao thông của từng quốc gia. Trong trường hợp cần trao đổi chi tiết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại Luật Trí Minh, vui lòng liên hệ qua Email: contact@luattriminh.vn hoặc số Hotline: 024 3766 9599 (Hà Nội) và 028 3933 3323 (TP.HCM) để được hỗ trợ kịp thời.

5/5 - (1 bình chọn)