Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định áp dụng đối với người lao động. Vậy “có được phạt trừ lương người lao động không?“, Bài viết hôm nay Luật Trí Minh sẽ giúp mọi người giải đáp thắc mắc trên, tham khảo ngay!

co-duoc-phat-tru-luong-nguoi-lao-dong-khong

Các hình thức xử lý kỷ luật người sử dụng lao động được phép áp dụng

Căn cứ theo Điều 124 Bộ Luật lao động 2019 quy định các hình thức xử lý kỷ luật bao gồm:

  • Khiển trách.
  • Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
  • Cách chức.
  • Sa thải.

Ngoài ra, căn cứ Điều 127 Bộ Luật lao động 2019, Các hành vi sau đây bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động:

  • Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
  • Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
  • Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Như vậy, có thể thấy việc phạt tiền hoặc cắt tiền lương của người lao động thay việc xử lý kỷ luật lao động là một hình thức kỷ luật trái quy định pháp luật, theo đó, pháp luật Việt Nam cấm người sử dụng lao động Phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. 

cac-hinh-thuc-xu-ly-ky-luat

Có được phạt trừ lương người lao động không?

Để trả lời cho câu hỏi có được phạt trừ lương người lao động không? Chúng ta cần phải hiểu rằng:

Việc phạt trừ lương người lao động là một vấn đề được quan tâm trong môi trường làm việc. Theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam, người sử dụng lao động không được quyền tự ý phạt trừ lương của người lao động dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ được cho phép, nhưng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật.

Khi nào người sử dụng lao động được quyền khấu trừ lương của người lao động?

Tuy vậy, vẫn có những trường hợp người sử dụng lao động được quyền khấu trừ lương của người lao động, cụ thể, căn cứ quy định tại Điều 102 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

  • Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
  • Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
  • Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Việc khấu trừ tiền lương để bồi thường thiệt hại Căn cứ khoản 1 Điều 129 Bộ Luật Lao động 2019 quy định như sau:

  • Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương. 

Xử phạt đối với hành vi phạt trừ lương của người lao động?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, trong trường hợp Doanh nghiệp áp dụng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và buộc người sử dụng lao động trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động.

xu-phat-doi-voi-hanh-vi-phat-tru-luong-cua-nguoi-lao-dong

Trên đây là những chia sẻ của Luật Trí Minh liên quan đến thắc mắc “có được phạt trừ lương người lao động không?. Như vậy, việc doanh nghiệp phạt trừ lương người lao động không những phản tác dụng mà còn có thể bị xử phạt hành chính. Trong trường hợp cần trao đổi chi tiết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại Luật Trí Minh, vui lòng liên hệ qua Email: contact@luattriminh.vn hoặc số Hotline: 024 3766 9599 (Hà Nội) và 028 3933 3323 (TP.HCM) để được hỗ trợ kịp thời.

5/5 - (1 bình chọn)