Tin tức pháp luật

10 quy định về tiền lương, thuế, bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ 01/01/2018 1

Mục lục

10 quy định về tiền lương, thuế, BHXH có hiệu lực từ 01/01/2018 

Từ ngày 01/01/2018, rất nhiều quy định về tiền lương, thuế, BHXH chính thức bắt đầu có hiệu lực. Sau đây, Luật Trí Minh xin điểm qua 10 quy định nổi bật nhất, bao gồm:

1. Tăng mức lương tối thiểu vùng từ 180.000 –  230.000 đồng/tháng

Nghị định 141/2017/NĐ-CP quy định về việc tăng lương tối thiểu vùng vừa được Chính phủ ban hành. Theo đó, bắt đầu từ ngày 01/01/2018, mức lương tối thiểu vùng sẽ được tăng thêm từ 180.000 – 230.000 đồng/tháng, mức lương cụ thể như sau:

  • Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng;

  • Vùng II: 3.530.000 đồng/tháng;

  • Vùng III: 3.090.000 đồng/tháng;

  • Vùng IV: 2.760.000 đồng tháng.

2. Chính thức áp dụng xử lý trách nhiệm hình sự đối với các hành vi gian lận về BHXH, BHYT

Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS 2015) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Trong đó, đáng chú ý là lần đầu tiên áp dụng việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với các hành vi gian lận về BHXH, BHYT.

Cụ thể, Điều 214, 215 BLHS 2015 quy định người nào có các hành vi gian lận về BHXH, BH thất nghiệp, BHYT như lập hồ sơ giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hoặc dùng hồ sơ giả để lừa dối cơ quan Nhà nước nhằm chiếm đóng tiền BHXH, BHYT thì bị xử lý hình sự theo một trong các hình phạt sau đây:

  • Phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu;

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm;

  • Phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Ngoài ra, nếu người nào có hành vi trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động thì có thể bị truy cứu TNHS theo quy định tại Điều 216 BLHS 2015, với mức phạt tù cao nhất là 5 năm. Đối với pháp nhân phạm tội trốn thuế thì phải chịu phạt tiền, mức phạt là từ 200 triệu đến 3 tỷ đồng.

3. Hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng phải tham gia BHXH bắt buộc

Đây là nội dung đáng chú ý được đề cập tại Luật BHXH 2014. Theo đó, từ ngày 01/01/2018, các quy định tại Điểm b, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Luật BHXH 2014 bắt đầu có hiệu lực, quy định bổ sung 2 đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, cụ thể là:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

  • Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

4. Thay đổi điều kiện về độ tuổi nghỉ việc hưởng lương hưu

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì từ năm 2018 trở đi, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%, đã có từ đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được nghỉ hưởng lương hưu khi có đủ điều kiện về tuổi đời như sau:

Năm nghỉ hưu

Tuổi đời đối với nam

Tuổi đời đối với nữ

2018

Từ đủ 53 tuổi trở lên

Từ đủ 48 tuổi trở lên

2019

Từ đủ 54 tuổi trở lên

Từ đủ 49 tuổi trở lên

2020 trở đi

Từ đủ 55 tuổi trở lên

Từ đủ 50 tuổi trở lên

5. Cách tính mới về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/01/2018 trở đi bao gồm:

  • Mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH;

  • Các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.

6. Thay đổi về công thức tính lương hưu qua các năm

Từ ngày 01/01/2018, tỷ lệ % hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính dựa theo quy định tại Điểm b, c Khoản 2 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP. Cụ thể:

  • Đối với nam: Mức lương hưu hằng tháng = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 16 năm (nếu nghỉ hưu vào năm 2018), 17 năm (nếu nghỉ hưu vào năm 2019), 18 năm (nếu nghỉ hưu vào năm 2020), 19 năm (nếu nghỉ hưu vào năm 2021), 20 năm (nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi) + 2% cho mỗi năm tiếp theo;

  • Đối với nữ: Mức lương hưu hằng tháng = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm (nếu nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi) + 2% cho mỗi năm tiếp theo;

  • Mức lương hưu tối đa = 75%.

7. Hỗ trợ từ 10% - 30% tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện

Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:

  • Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;

  • Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;

  • Bằng 10% đối với các đối tượng khác.

Nội dung nêu trên được căn cứ theo Khoản 1 Điều 12 Quyết định 595/QĐ-BHXH.

8. Phạt tù đến 3 năm nếu sa thải người lao động trái pháp luật

Đây là điểm mới được đề cập tại BLHS 2015, được sửa đổi bổ sung tại Luật sửa đổi BLHS 2017. Theo đó:

Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: 

  • Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức; 

  • Sa thải trái pháp luật đối với người lao động; 

  • Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: 

  • Đối với 02 người trở lên;

  • Đối với phụ nữ mà biết là có thai; 

  • Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; 

  • Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát; 

  • Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.

9. Sử dụng người lao động dưới 16 tuổi làm công việc nặng nhọc bị phạt tù đến 12 năm

12 năm là mức phạt tối đa đối với hành vi sử dụng người lao động dưới 16 tuổi làm công việc năng nhọc mà thuộc vào một trong các trường hợp sau đây:

  • Làm chết 02 người trở lên; 

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên. 

Nội dung nêu trên được căn cứ theo quy định tại Điều 296 BLHS 2015, được sửa đổi bổ sung tại Luật sửa đổi BLHS 2017.

10. Thay đổi chi phí không được trừ khi tính Thuế thu nhập doanh nghiệp

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2016/NĐ-CP và Nghị định 12/2015/NĐ-CP liên quan đến thuế GTGT và thuế TNDN.

Đáng chú ý là quy định về khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, bao gồm:Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động (hiện hành chỉ quy định mức vượt 01 triệu đồng/tháng/người);

  • Phần vượt mức quy định pháp luật về BHXH, BHYT để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội, quỹ BHYT và quỹ BHTN cho người lao động.


CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - Tư vấn pháp luật & Cung cấp dịch vụ pháp lý cho các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Qúy khách có nhu cầu tư vấn pháp luật, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

Hotline: 0961.683.366 | Email: lienhe@luattriminh.vn

  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây