Bản quyền tác giả

Livestream có vi phạm quyền tác giả không?

Mục lục

Livestream có vi phạm quyền tác giả không?

 

Người dùng mạng xã hội không còn xa lạ với livestream – một hình thức chia sẻ trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội. Dù tham gia các chương trình, sự kiện ở bất cứ địa điểm nào, chúng ta đều có thể sử dụng điện thoại để livestream và chia sẻ tới bạn bè, người thân của mình. Vậy chúng ta livestream các tác phẩm sân khấu, các tác phẩm điện ảnh thì có phải là hành vi vi phạm bản quyền tác giả không?

                                                                             

 

                                

                                            (Nguồn: Internet)       

                                                                                                                  

Khi chúng ta livestream các buổi biểu diễn, các tác phẩm điện ảnh tức là chúng ta đang thực hiện hành vi sao chép tác phẩm và phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm. Căn cứ Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ, các bài giảng, bài phát biểu, các tác phẩm sân khấu hay tác phẩm điện ảnh đều là các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Theo đó, quyền sao chép, phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm là quyền mà chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện theo quy định pháp luật. Vì vậy, việc chúng ta tự ý sao chép và phát sóng tác phẩm đến công chúng là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả nêu trên như sau:

“Điều 17. Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Vì vậy, để tránh thực hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với các bài giảng, bài phát biểu, các tác phẩm sân khấu hay tác phẩm điện ảnh nêu trên, mỗi cá nhân khi thực hiện hành vi livestream cần được sự đồng ý của các chủ sở hữu quyền tác giả. Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm tại Luật Trí Minh sẽ tư vấn cho quý khách hàng tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến bản quyền tác giả nói chung và trích dẫn hợp lý tác phẩm nói riêng như:

- Các quyền lợi của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả;

- Các hành vi xâm phạm quyền tác giả;

- Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả;

- Thời hạn bảo hộ quyền tác giả;

- Xử lý các tranh chấp về quyền tác giả;….

Trên cơ sở các tài liệu mà khách hàng cung cấp và mong muốn của quý khách hàng, Luật Trí Minh sẽ tư vấn và đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất, giúp Quý khách hàng bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả, hạn chế tối đa các hành vi xâm phạm quyền tác giả của các cá nhân và tổ chức khác.

 
  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây