Chia tách hợp nhất

Vấn đề về sở hữu trí tuệ cần lưu ý khi mua bán doanh nghiệp

Mục lục

VẤN ĐỀ VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ CẦN LƯU Ý KHI MUA BÁN DOANH NGHIỆP
 
Đối với việc mua bán doanh nghiệp, giai đoạn xem xét và đánh giá doanh nghiệp mục tiêu là một giai đoạn quan trọng với người mua, quyết định đến sự thành công của thương vụ mua bán. Tuy nhiên người mua phần lớn thường tập trung vào các vấn đề tài chính, lao động, khách hàng, các tài sản hữu hình khác mà quên đi một tài sản có giá trị không hề nhỏ là các tài sản trí tuệ.
 
Có thể thấy, đồng hành với sự sáng tạo và cải tiến không ngừng của loài người, tài sản sở hữu trí tuệ ngày càng hiện hữu rõ ràng hơn xung quanh chúng ta, mỗi sản phầm hoặc dịch vụ mà chúng ta sử dụng hàng ngày đều là kết quả của một chuỗi cải sáng tạo, đổi mới – dù lớn hay nhỏ. Điều này cũng đúng với hoạt động của các doanh nghiệp. Bất kể sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp là gì, song song với quá trình hoạt động nó có khả năng tạo ra rất nhiều tài sản sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp này, việc doanh nghiệp có hệ thống cần thiết để quản lý, bảo vệ và thực thi các quyền liên quan đến tài sản sở hữu trí tuệ mình, để có được kết quả thương mại tốt nhất từ việc sở hữu chúng là vô cùng cần thiết.
 
Điều đáng lo ngại mà người mua các doanh nghiệp hiện nay cần lưu ý là việc các tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp mục tiêu như tên thương mại, nhãn hiệu, sáng chế,… chưa được xem xét bảo vệ và hệ thống hóa quản lý một các rõ ràng, dẫn đến việc đánh giá sai giá trị thực tế của tài sản sở hữu trí tuệ.
 
Ví dụ: Doanh nghiệp A liệt kê nhãn hiệu của mình như một tài sản với giá trị cao do đã hoạt động nhiều năm và tạo được dấu ấn với người tiêu dùng. Song khi người mua đánh giá kỹ hồ sơ lưu liên quan đến tài sản này phát hiện Doanh nghiệp A lại chưa tiến hành đăng ký nhãn hiệu, chưa được cấp văn bằng cho nhãn hiệu này. Lúc này, giá trị thương hiệu cần phải được xem xét lại, tính thêm cả khả năng tranh chấp và kiện tụng liên quan có thể xảy ra.
 
Lại có trường hợp cá nhân góp vốn hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp mục tiêu đã đăng ký bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp mình nhưng với tư cách cá nhân, dẫn đến việc dù người mua hoàn thành mua lại doanh nghiệp, ngỡ rằng mình đã sở hữu tài sản sở hữu trí tuệ nhưng đến khi tranh chấp xảy đến mới phát hiện ra rằng mình chưa được chuyển quyền sở hữu từ cá nhân có quyền. 
Để tránh tất cả các tình huống như vậy, việc xem xét tài sản sở hữu trí tuệ cần được quan tâm trong quá trình đánh giá doanh nghiệp mục tiêu. Nên hiểu rõ rằng, tài sản sở hữu trí tuệ có thể gắn liền với doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong hầu hết mọi khía cạnh của phát triển kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường: từ phát triển sản phẩm đến thiết kế sản phẩm, từ cung cấp dịch vụ đến tiếp thị và từ nâng cao nguồn tài chính đến việc xuất khẩu sản phẩm hoặc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài thông qua việc nhượng quyền.
 
Bởi vậy, khi đánh giá doanh nghiệp mục tiêu, người mua cần đặc biệt lưu ý về quyền sở hữu với các loại tài sản vô hình (nếu có) sau đây:
1. Các sản phẩm và quy trình sáng tạo (thông quá các bằng sáng chế và giải pháp hữu ích),
2. Các tác phẩm văn hóa nghệ thuật, văn học, sản phẩm vi mạch, mạch tích hợp  (thông qua giấy chứng nhận quyền tác giả),
3. Nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và dấu hiệu đặc biệt khác (thông qua Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý),
4. Thiết kế sáng tạo (thông qua Giấy chứng nhận quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp),
 
Ngoài đảm bảo đánh giá đúng đắn giá trị tài sản, việc xác định các mục mà công ty mục tiêu đầu tư vào sở hữu trí tuệ, tìm ra điểm mạnh điểm yếu của tài sản sở hữu trí tuệ còn cho phép người mua phát hiện ra các tiềm năngcủa doanh nghiệp mục tiêu để có chiến lực phát triển cụ thể, tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao vị thế và giá trị của doanh nghiệp sau này.
Với công tác thẩm định về tài sản sở hữu trí tuệ, người mua không có kinh nghiệm và kiến thức về luật sở hữu trí tuệ có thể nhờ đến các đơn vị chuyên nghiệp để thực hiện, đạt hiệu quả cao và giảm thiểu rủi ro cho quá trình mua bán doanh nghiệp.
  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây