Tư vấn đầu tư ra nước ngoài

Hướng dẫn làm thủ tục đầu tư sang Nhật Bản năm 2022

Mục lục

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu đầu tư sang Nhật Bản vào lĩnh vực công nghệ thông tin. Lĩnh vực này Việt Nam có thế mạnh và Nhật Bản đang có nhu cầu rất lớn. Vốn đầu tư cho công nghệ thông tin ít; mang lại hiệu quả, giá trị gia tăng cao. Ngoài ra, còn giúp doanh nghiệp và kỹ sư tiếp cận, học hỏi công nghệ, kỹ thuật hiện đại của Nhật Bản.

Các hình thức hiện diện thương mại của Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài; Thành lập văn phòng đại diện và Văn phòng giao dịch của Doanh nghiệp Việt Nam. Vấn đề mà bất kỳ nhà đầu tư, doanh nghiệp, cá nhân có ý định đầu tư là vấn đề pháp lý: Pháp luật của Nhật Bản quy định như thế nào về đầu tư nước ngoài? Nhật Bản có những loại hình doanh nghiệp nào? Việc cư trú, tạm trú của Nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam hay Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty tại Nhật Bản.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ một phần giải đáp một phần nào các thắc mắc trên, để doanh nghiệp/nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể về việc đăng ký dự án đầu tư ra nước ngoài tại Nhật Bản theo quy định của pháp luật Việt Nam, các vấn đề pháp lý cần quan tâm và lưu ý khi lên đề án đầu tư sang Nhật Bản. Do một số hạn chế do sự khác biệt về pháp luật giữa Việt Nam và Nhật Bản, đặc tính đặc thù của pháp luật và quy định của Nhật Bản, Trí Minh khuyến nghị với khách hàng chỉ có Luật sư tại Nhật Bản mới có thể có sự hiểu đúng và chính xác nhất, thông tin mà Trí Minh cung cấp các quy định của pháp luật Nhật Bản chỉ có tính chất tham khảo. Trong hoàn cảnh dễ thay đổi như hiện nay với Dịch COVID – 19, các nội dung và thông tin ở trong bài viết này có thể có sự thay đổi. Trí Minh không chịu trách nhiệm với bất kỳ hậu quả nào đến từ việc Quý Khách hàng có thể sử dụng nội dung bài viết này và tự mình thực hiện bất kỳ thủ tục pháp lý nào có liên quan.

Điều kiện để Nhà đầu tư được đầu tư ra nước ngoài

(1) Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;

(2) Nhà đầu tư hoàn thành nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước tại Việt Nam;

(3) Nhà đầu tư đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án và Nguồn vốn và tài sản đầu tư ra nước ngoài là nguồn vốn hợp pháp của Nhà đầu tư;

(4) Có quyết định đầu tư ra nước ngoài của cơ quan/tổ chức/bộ máy có thẩm quyền phù hợp với quy định của pháp luật;

(5) Đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài sau đây phải có tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư: a) Dự án năng lượng; b) Dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản; c) Dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; d) Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; đ) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng.

Hình thức đầu tư ra nước ngoài

Theo quy định của Luật đầu tư 2020 và Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư, Nhà đầu tư bao gồm: Doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam; Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác được thành lập/hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Trong phạm vi của bài viết này, TRÍ MINH sẽ tập trung vào 2 đối tượng chủ yếu là Doanh nghiệp và Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, do vậy khi nói tới Nhà đầu tư, sẽ chủ yếu tập trung vào 2 đối tượng này.

Theo quy định của Luật đầu tư và Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư, có các loại hình thức đầu tư cụ thể như sau: a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư; b) Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài; c) Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó; d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài; đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Trong phạm vi bài viết này, 03 hình thức đầu tư chủ yếu mà Nhà đầu tư thường quan tâm nhất, đó là:

 + Thành lập 01 công ty tại nước ngoài, bao gồm: việc thành lập Công ty có duy nhất 1 thành viên/cổ đông do 01 cá nhân hoặc 01 tổ chức làm chủ sở hữu; hoặc thành lập Công ty có nhiều thành viên/cổ đông cùng đồng làm chủ sở hữu, trong đó có cổ đông là cá nhân/tổ chức Việt Nam và cổ đông là cá nhân/tổ chức nước ngoài.

+ Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài, bao gồm: mua cổ phần/phần vốn góp/góp vốn vào công ty đã thành lập ở nước ngoài để trở thành cổ đông/thành viên góp vốn của công ty tại nước ngoài.

+ Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư – Hiện nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật không quy định rõ các hình thức đầu tư này mỗi nước có quy định khác nhau về cách xếp hạng, phân loại và cách thức tổ chức doanh nghiệp/đầu tư/kinh doanh, Luật đầu tư đặt quy định rộng mở đối với hình thức này, tuy nhiên, có thể khẳng định hình thức này không bao gồm việc đầu tư mua bán chứng khoán, giấy tờ có giá tại các công ty niêm yết tại nước ngoài thông qua các tổ chức tài chính hoặc tổ chức được phép khác tại nước ngoài (hình thức đầu tư gián tiếp được quy định tại một văn bản quy phạm pháp luật khác – chúng tôi sẽ có bài chi tiết khác).

Phân loại dự án đầu tư ra nước ngoài

Dự án đầu tư ra nước ngoài có thể được  phân loại thành dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài và dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài được quy định như sau:

1. Quốc hội ra quyết định phê duyệt đối với: (i) Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên và (ii) Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

2. Thủ tướng ra quyết định phê duyệt đối với: (i) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên và (ii) Dự án có vốn đầu tư từ 800 tỷ trở lên.

3. Đối với các dự án còn lại không thuộc trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Vốn và tài sản đầu tư ra nước ngoài:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Vốn và tài sản đầu tư bao gồm: (i) Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; (ii) Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư; (iii) Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh.

Đối với tài sản bằng tiền, theo quy định của Ngân hàng nhà nước về giao dịch ngoại hối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài tại Thông tư 12/2016/NHNN, Nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn đầu tư tại Ngân hàng được phép bằng 01 loại ngoại tệ/đồng Việt Nam phù hợp với nhu cầu chuyển vốn đầu tư tại 01 Ngân hàng tại Việt Nam.Từ tài khoản này, Nhà đầu tư chuyển khoản tiền đầu tư bằng tiền mặt ra nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư. Công việc cần thực hiện bao gồm:

+ Mở tài khoản vốn đầu tư tại Ngân hàng tại Việt Nam

+ Đăng ký giao dịch ngoại hối tại Ngân hàng nhà nước – Chi nhánh nơi Nhà đầu tư là tổ chức có địa chỉ trụ sở chính hoặc Nhà đầu tư là cá nhân có địa chỉ thường trú.

Đối với việc góp vốn bằng tiền là ngoại tệ, nhà đầu tư phải thực hiện việc mua ngoại tệ tại Ngân hàng được phép hoặc sử dụng ngoại tệ của mình với cam kết nguồn ngoại tệ là hợp pháp.

Có thể thấy, theo quy định, việc đầu tư ra nước ngoài với tài sản bằng tiền phải thực hiện việc chuyển tiền từ Việt Nam. Trong trường hợp Nhà đầu tư đã có sẵn vốn đầu tư tại nước ngoài và mong muốn sử dụng vốn đầu tư này để thực hiện việc đầu tư tại nước ngoài là hình thức chuyển vốn không được phép.

Các hình thức góp bằng tài sản khác, chúng tôi sẽ có một bài viết chi tiết khác.

Các thủ tục pháp lý cần thiết

Để thực hiện được dự án đầu tư ra nước ngoài và chuyển vốn đầu tư bằng tiền mặt để thực hiện dự án, Nhà đầu tư phải thực hiện:

+ Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và đầu tư;

+ Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, Nhà đầu tư Đăng ký giao dịch ngoại hối để thực hiện việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.

+ Sau khi được cấp chấp thuận việc đăng ký giao dịch ngoại hối, Nhà đầu tư có thể chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư.

Tổng thời gian thực hiện thủ tục pháp lý là từ 40 tới 60 ngày làm việc.

Thủ tục này không có lệ phí nhà nước.

Bằng kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của mình, Luật Trí Minh sẽ nhanh chóng lên kế hoạch cho toàn bộ thủ tục, đặt thời gian và phương án phù hợp với Nhà đầu tư để hoàn thành trọn vẹn thủ tục. Hơn nữa, chúng tôi liên tục cập nhật chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với việc nhập cảnh, làm việc và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; trực tiếp soạn thảo, nộp hồ sơ, nhận kết quả và tiến hành bàn giao Giấy tờ cho khách hàng. 

Quý khách và bạn đọc có nhu cầu tư vấn chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. 

  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây