Thành lập doanh nghiệp

Tư vấn đăng ký thành lập doanh nghiệp 2023

Mục lục

Tư vấn thành lập doanh nghiệp 2023

Đăng ký thành lập doanh nghiệp là thủ tục bắt buộc đối với các doanh nghiệp khi tham gia thị trường với ý nghĩa “khai sinh doanh nghiệp”. Theo đó, mọi hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập; khai báo không trung thực, khai báo muộn, khai báo chậm với cơ quan đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp đều có thể bị xem xét xử phạt hành chính.
 
 

Không đăng ký thành lập doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu?

Cụ thể: Căn cứ khoản 4 Điều 46 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 VND đến 100.000.000 VND đối với hành vi “Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký ”.
 
Trong khi đó, thực tiễn hiện nay, phần lớn các cá nhân có nhu cầu thành lập doanh nghiệp không thực sự am hiểu sâu về pháp luật và nếu tự mình thực hiện thường rất khó khăn, kéo dài. Do đó việc yêu cầu công ty luật tư vấn như Luật Trí Minh là phương án an toàn, nhanh gọn, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm chúng tôi đã tư vấn thành lập cho hàng ngàn công ty kể từ khi thành lập đến nay.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp

Các cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp, trừ một số trường hợp được quy định tại Khoản 2, Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 sau:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp

Căn cứ theo điều 42, Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở doanh nghiệp được quy định như sau:

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Như vậy, địa chỉ trụ sở của công ty cần ghi rõ ràng, chi tiết theo quy định của pháp luật và trụ sở chính công ty không được đặt tại chung cư với mục đích dùng để ở và nhà tập thể.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Cá nhân, tổ chức được tự do kinh doanh các ngành nghề, kinh doanh, trừ một số ngành nghề cấm được quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020, cụ thể như sau:

a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

g) Kinh doanh pháo nổ;

h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Điều kiện về tên công ty

Việc đặt tên doanh nghiệp là việc hết sức quan trọng, tên gọi là đặc điểm riêng của doanh nghiệp.

Ngoài ra tên gọi còn có thể thể hiện ngành nghề kinh doanh của công ty, nhìn vào đó mà đối tác, khách hàng có thể nắm bắt được thông tin tốt hơn.

Tuy nhiên, việc đặt tên doanh nghiệp phải dựa trên những quy định của pháp luật doanh nghiệp, cụ thể:

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

  • Loại hình doanh nghiệp; Loại hình doanh nghiệp được viết là
  • “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;
  • “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;
  • “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
  • Tên riêng: 

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Ví dụ: Công ty TNHH Đầu tư BĐS Hà Nội

Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đăng ký tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Đến với Luật Trí Minh, bạn sẽ được tư vấn các dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp

Về lý thuyết, việc thành lập doanh nghiệp là không quá khó.

Tuy nhiên nếu bạn không nắm bắt được các quy định của pháp luật, không nắm được trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp và cũng không rõ những công việc bắt buộc phải thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp thì sẽ rất dễ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Để tránh được những điều này thì Luật Trí Minh chính là đơn vị có thể giúp bạn thực hiện việc thành lập doanh nghiệp một cách dễ dàng.

  • Tư vấn về việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp.
  • Tư vấn về việc đặt tên doanh nghiệp, bao gồm tên tiếng Việt, tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
  • Tư vấn về việc đặt trụ sở cho doanh nghiệp.
  • Tư vấn về mức đăng ký vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp của các thành viên/cổ đông trong công ty.
  • Tư vấn về việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh, những lưu ý đối với nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
  • Tư vấn về việc điều kiện lựa chọn người đại diện pháp luật, lựa chọn chức danh người đại diện pháp luật.
  • Tư vấn về việc làm con dấu công ty, thông báo hiệu lực mẫu dấu.
  • Tư vấn các vấn đề sau khi thành lập để doanh nghiệp nhanh chóng đi vào ổn định để kinh doanh. 
Đăng ký thành lập không phải là một thủ tục khó nhưng việc tư vấn ban đầu rất quan trọng. Việc được tư vấn làm đúng mọi thứ ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng ổn định, tự tin bước vào thị trường. Ngoài ra Luật Trí Minh đã và đang áp dụng mô hình tư vấn theo hệ sinh thái, nghĩa là chúng tôi sẽ tư vấn và thực hiện tất cả thủ tục cho khách hàng để khách hàng nhanh chóng đạt đạt mục tiêu.
Hãy để Luật Trí Minh là người đồng hành cùng bạn để sự thành công của bạn được trọn vẹn nhất.
 
  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây