Nhãn hiệu

Những quy định về nhãn hiệu của luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 sẽ có những tác động thực tế nào?

Mục lục

Việc sửa đổi toàn diện Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam (“Luật SHTT sửa đổi”) được thông qua gần đây đánh dấu những thay đổi quan trọng nhất đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Việt Nam kể từ lần cuối cùng Luật SHTT được sửa đổi cách đây hơn một thập kỷ vào năm 2009, tác động đến 80 trong số 222 Điều khoản và đưa ra 12 Điều khoản hoàn toàn mới. Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật SHTT sửa đổi vào ngày 16 tháng 6 năm 2022 và hầu hết các điều khoản của Luật này sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2023 tới đây.

 

(Ảnh minh hoạ)

 

Riêng những điều khoản liên quan đến Nhãn hiệu đã có rất nhiều những thay đổi đáng kể, trong số đó có những sửa đổi đáng kể có tác động đến thực hành trong thực tế như sau:

 

1. Thay đổi khái niệm về Nhãn hiệu nổi tiếng

Luật mới đã sửa đổi Khoản 20 Điều 4 về định nghĩa nhãn hiệu nổi tiếng thành nhãn hiệu “được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam” thay cho định nghĩa chung cũ là “được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Định nghĩa mới này đã phù hợp hơn với các tiêu chuẩn quốc tế, và với bước đi tích cực này, cơ hội để các chủ sở hữu nhãn hiệu được công nhận nhãn hiệu của mình là nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể.

Luật SHTT sửa đổi cũng quy định rõ rằng một nhãn hiệu phải có được tình trạng nổi tiếng như trên trước ngày nộp đơn của nhãn hiệu đến sau để làm căn cứ từ chối nhãn hiệu đến sau đó. Hơn nữa, Luật SHTT sửa đổi khẳng định rằng việc công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng có thể được xác định dựa trên một số hoặc tất cả tám tiêu chí nêu tại Điều 75.

 

2. Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh

Để hiện thực hóa các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định CPTPP, Luật SHTT sửa đổi bổ sung dấu hiệu âm thanh vào danh sách các dấu hiệu được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu. Tuy nhiên, để có thể thẩm định một cách dễ dàng hơn các nhãn hiệu phi truyền thống này, luật quy định rằng các nhãn hiệu âm thanh phải có khả năng thể hiện dưới dạng đồ họa.

Điều 73.7 cũng được bổ sung để thêm vào đó căn cứ từ chối nhãn hiệu âm thanh bao gồm “Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó”. Quy định này có phạm vi áp dụng rộng rãi và có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp khác ngoài những trường hợp liên quan đến Nhãn hiệu âm thanh. Đồng thời quy định này cũng được kỳ vọng mở rộng phạm vi để sẽ bảo hộ Nhãn hiệu một cách hiệu quả hơn.

 

3. Giảm thời hạn sử dụng nhãn hiệu hết hạn để từ chối nhãn hiệu sau này

Xét đến việc các sản phẩm ngày nay ngày càng có hạn dùng ngắn hơn, để làm cho các quy định của Việt Nam tương thích hơn với pháp luật và thực tiễn của các quốc gia khác, thời hạn cho một nhãn hiệu đã hết hạn được sử dụng ngăn cản nhãn hiệu nộp đơn sau được bảo hộ đã được rút ngắn xuống còn ba năm (thay vì năm năm theo quy định trước đây).

 

4. Người đăng ký nhãn hiệu với “Dụng ý xấu” sẽ bị hủy bỏ hiệu lực văn bằng

Việc thiếu căn cứ pháp lý về “mục đích xấu” khi đăng ký nhãn hiệu từ lâu đã là một khó khăn lớn đối với chủ sở hữu nhãn hiệu, đặc biệt là đối với những người không đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, trong việc chống lại những kẻ ăn cắp, chiếm đoạt nhãn hiệu. Để khắc phục lỗ hổng pháp lý đó, lần đầu tiên, tại điểm a Khoản 1 Điều 96 Luật SHTT sửa đổi công nhận hành vi “có ý đồ xấu” là căn cứ pháp lý độc lập để phản đối và làm mất hiệu lực đơn đăng ký hoặc văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

 

5. Căn cứ mới để từ chối nhãn hiệu đang chờ xử lý và chấm dứt/vô hiệu hóa nhãn hiệu đã đăng ký

a. Chấm dứt hiệu lực nhãn đã đăng ký:

Luật SHTT sửa đổi đã bổ sung thêm hai căn cứ để chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu đã đăng ký:

- Nhãn hiệu đã đăng ký đó đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã đăng ký đó;

- Việc chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ.

Việc sửa đổi này đã phản ánh nỗ lực hiện thực hóa các cam kết của Việt Nam trong EVFTA.

b. Vô hiệu hóa nhãn hiệu đã đăng ký:

Có hai cơ sở pháp lý mới để vô hiệu hóa nhãn hiệu đã đăng ký trong Luật SHTT sửa đổi:

- Nhãn hiệu đã đăng ký có thể bị hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực nếu người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đó bị cho là có hành vi không trung thực;

- Việc sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu đã mở rộng hoặc thay đổi bản chất của nhãn hiệu đã nộp ban đầu.

c. Từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu:

Luật SHTT sửa đổi bổ sung thêm hai căn cứ để từ chối đơn:

- Việc sử dụng tên giống cây trồng đã hoặc đang được bảo hộ tại Việt Nam nếu dấu hiệu đó được đăng ký cho hàng hóa là giống cây trồng của loài tương tự hoặc sản phẩm của cùng loài được thu hoạch từ giống cây trồng đó;

- Việc sử dụng tên và hình ảnh của các nhân vật hoặc hình tượng trong tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả của người khác đã được biết đến rộng rãi trước ngày nộp đơn.

 

CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN:

(1) Dịch vụ tư vấn khách hàng thường xuyên;

(2) Dịch vụ đăng ký thương hiệu;

(3) Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch;

(4) Dịch vụ Công bố, tự công bố sản phẩm; vật liệu bao gói, chứa đựng sản phẩm;

(5) Dịch vụ quảng cáo sản phẩm.

 

>>> Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin liên hệ dưới đây để cùng trao đổi, tư vấn, xúc tiến hợp tác và rất nhiều hỗ trợ pháp lý liên quan

 

  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây