Tư vấn doanh nghiệp

Nhóm công ty là gì?Đặc điểm nhóm công ty theo pháp luật

Mục lục

Chúng ta thường nghe đến những cái tên liên quan đến nhóm công ty, tập đoàn công ty như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn Massan, Tổng công ty Điện lưc, Tổng công ty Cà phê Việt Nam và rất nhiều cái tên khác có tiếng trong hoạt động của kinh doanh hiện nay. 

Công ty, nhóm công ty được định nghĩa như thế nào?

(Ảnh minh họa vi.wikipedia.org)

Nhóm công ty là gì?

Pháp luật doanh nghiệp sử dụng thuật ngữ “Nhóm công ty” dùng để chỉ tập hợp các công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Nhóm công ty tồn tại dưới hai dạng tên gọi là Tập đoàn kinh tế hoặc Tổng công ty.

Hiện nay, tuy chưa có quy định rõ ràng nhưng trên thực tế chỉ tồn tại Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty tư nhân hoặc nhà nước còn Tổng công ty là nhóm công ty nhà nước.

Lợi ích các công ty con được hưởng sau khi sát nhập công ty

Nâng cao vị thế cũng như sức mạnh trong việc đối phó với bất lợi nhờ việc sát nhập của công ty mẹ, của tập đoàn trong thị trường

Nâng cao sức mạnh cũng như khả năng cạnh tranh cũng như  mở rộng tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường với các đối thủ lớn khác

Nâng cao nguồn vốn cũng như nhân lực cho việc quản lý của công ty mẹ với các công ty con một cách thường xuyên và chủ động, giúp  nắm bắt chính xác những và đưa ra phương hướng cho định hướng công ty

Các loại liên kết giữa các công ty con trong nhóm công ty

Tập đoàn kinh tế bao gồm các công ty con liên kết với nhau dựa trên số cổ phần riêng các công ty con nắm giữ trong tập đoàn. Các công ty con không có tư cách pháp lý riêng.

Tổng công ty bao gồm tập hợp nhiều công ty con sát nhập thành môt công ty mới với quyền và nghĩa vụ cũng như tư cách pháp lý đều được áp dụng chung

Tổ hợp công ty là tổ hợp các công ty mẹ con theo tỷ lệ sở hữu nguồn vốn  điều lệ và tỷ lệ cổ phần và quyền lực bổ nhiệm các thành viên trong hội đồng quản trị

Đặc điểm pháp lý liên quan đến nhóm công ty

- Xu thế liên kết giữa các công ty nhỏ là xu hướng tất yếu trong xu thế hiện tại, bởi các công ty đều biết khi tập hợp các công ty nhỏ thành tổng công ty, tập đoàn, nhóm công ty giúp nâng cao sức mạnh của từng công ty trong tập đoàn

- Các thành viên công ty con trong tập hợp của một nhóm có thể liên kiện theo một vài cách khác nhau có thể kể đến như: liên kết ngang hàng, liên kết dọc và liên kết hỗn hợp tổng thể.

- Mỗi công ty trong nhóm đều có trụ sở riêng, tên riêng, hoạt động dựa trên cac liên kết chặt chẽ về lợi ích chung cũng như cách đối phó vỡi những tình huống bất lợi.

- Nhóm công ty cùng chung một tài sản chung, mỗi một công ty trong nhóm là một chủ thể có tư cách pháp nhân riêng, tên riêng nhằm phân biệt các công ty trong nhóm với nhau

3. Tư cách pháp lý của nhóm công ty

Pháp luật doanh nghiệp hiện nay quy định có 4 loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH, Công ty Cổ phần và Công ty Hợp Danh và Doanh nghiệp tư nhân. Nhóm công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo pháp luật doanh nghiệp.

Hiện nay, nếu chưa tìm hiểu các quy định của pháp luật thì rất dễ dẫn tới hiểu nhầm về tên gọi của doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp. Lấy ví dụ: Trong “Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen” thì “Công ty cổ phần” là tên loại hình doanh nghiệp còn “Tập đoàn Hoa Sen” là tên riêng của một công ty. Đây không phải nhóm công ty mà chỉ là một công ty nằm trong trong nhóm công ty – Tập đoàn Hoa Sen.

Nhóm công ty hiện nay tồn tại dưới hình thức công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.

4. Công ty mẹ, công ty con và những hạn chế

Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

5. Hạn chế vấn đề sở hữu chéo trong nhóm công ty

Hiện tượng sở hữu chéo trong nhóm công ty là mối tiềm ẩn rủi ro rất lớn đối với nên kinh tế, mới đây nhất và vụ đại án có liên quan tới ông Nguyễn Đức Kiên hay “Bầu Kiên”. Về vụ án này, có thể dễ dàng tìm thấy trên các trang báo phân tích về hành vi sở hữu chéo, thiệt hại do hành vi này gây ra, thực trạng tình trạng này hiện hữu trong ngành ngân hàng.

Luật doanh nghiệp năm 2014 ban hành bổ sung thêm các quy định hạn chế sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp trong nhóm công ty. Đây là điểm mới so với luật doanh nghiệp trước đây. Theo đó:

Điều 189 Luật doanh nghiệp quy định

Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp được thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp.

6. Chế độ hoạt động và báo cáo tài chính liên quan tới nhóm công ty

Giữa công ty mẹ và công ty con có các quyền và nghĩa vụ như giữa chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đối với công ty.

Các hợp đồng, giao dịch, quan hệ khác trong nhóm công ty phải được thực hiện bình đẳng, độc lập với nhau và với các chủ thể nằm ngoài nhóm công ty.

Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ không được can thiệp vượt thẩm quyền vào hoạt động của công ty con, nếu can thiệp gây thiệt hại hoặc thực hiện công việc không sinh lợi thì công ty mẹ, người có thẩm quyền của công ty mẹ, công ty thành viên được hưởng lợi từ sự can thiệp này phải liên đới chịu trách nhiệm

Nhóm công ty có trách nhiệm phối hợp thực hiện Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ theo quy định của pháp luật về kế toán; Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của công ty mẹ và công ty con; Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty mẹ và công ty con theo quy định tại Điều 191 Luật tư vấn doanh nghiệp.


Cảm ơn quý khách đã đọc bài viết "Nhóm công ty là gì?Đặc điểm nhóm công ty theo pháp luật", trong trường hợp cần trao đổi chi tiết thêm hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Công Ty Luật Trí Minh chúng tôi, hãy liên hệ qua email “lienhe@luattriminh.vn” hoặc số ưu tiên 024 3766 9599 (Hà Nội) và 028 3933 3323 (TP.HCM). 

Từ khóa liên quan:

  • ví dụ về nhóm công ty
  • nhóm công ty luật doanh nghiệp 2014
  • vốn điều lệ của nhóm công ty
  • đặc điểm nhóm công ty
  • nhóm công ty theo pháp luật việt nam
  • nhóm doanh nghiệp là gì

Mr. Đặng Văn Tuyển - Công ty luật Trí Minh ( Chi nhánh HCM)

  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây