Bản quyền tác giả

Nhận diện hành vi xâm phạm quyền tác giả tại việt nam

Mục lục

Bạn đang thắc mắc, đâu là những hành vi xâm phậm quyền tác giả tại Việt Nam? Bạn cũng đang đi tìm cho mình một đơn vị tư vấn pháp lý uy tín về vấn đề này? Hãy yên tâm vì Bạn đã ở đây. Luật Trí Minh với chúng đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý cao cấp, giàu kinh nghiệm về lĩnh vực bản quyền tác giả, sẽ giúp Bạn giải quyết tất cả mọi vướng mắc, khó khăn liên quan đến quy định và thủ tục đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam.

 

(Ảnh minh hoạ)

Căn cứ pháp lý

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2019;

- Nghị định 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 2 năm 2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

 

Hành vi xâm phạm quyền tác giả

Căn cứ theo quy định tại Điều 28, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, những hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm:

  • Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
  • Mạo danh tác giả.
  • Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
  • Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
  • Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  • Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT
  • Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT
  • Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT
  • Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  • Cố ý xóa,
  • Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  • Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
  • Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả

 

Khi phát hiện các chủ thể khác có một trong những hành vi xâm phạm trên đối với các tác phẩm của mình thì tác giả có quyền yêu cầu các chủ thể xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm hoặc khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền để yêu cầu xử lý và bồi thường thiệt hại do hành vi đó gây ra. Tuy nhiên, để khởi kiện chủ thể khác xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm của mình thì tác giả phải chứng minh được mình là tác giả và chủ sở hữu của tác phẩm. Luật SHTT quy định việc đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để xác lập quyền tác giả vì quyền tác giả phát sinh ngay tại thời điểm tác phẩm được hình thành. Tuy nhiên, trên thực tế việc chứng minh một tác phẩm đã được công bố rộng rãi do mình là tác giả và chủ sở hữu gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, để bảo hộ quyền tác giả của mình, các tác giả nên đăng ký quyền tác giả ngay trước thời điểm tác phẩm của mình được công bố.

 

Trên đây là một số thông tin trao đổi cùng bạn, nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc khó khăn gì khi thực hiện xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

 

CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ LIÊN QUAN KHÁC:

(1) Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên

(2) Hệ sinh thái dịch vụ pháp lý dành cho nhà đầu tư nước ngoài và công ty có vốn nước ngoài

(3) Dịch vụ kế toán cho công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam

(4) Dịch vụ tư vấn xin cấp Visa, giấy phép lao động, thẻ tạm trú cho người nước ngoài

(5) Dịch vụ tư vấn thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài

 

>>> Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin liên hệ dưới đây để cùng trao đổi, tư vấn, xúc tiến hợp tác và rất nhiều hỗ trợ pháp lý liên quan

 

 

  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây