Tư vấn đầu tư nước ngoài

Một số lưu ý về chuyển nhượng góp vốn cổ phần, chứng khoán

Mục lục

MỘT SỐ LƯU Ý VỀ GIÁ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GÓP, CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN, CHUYỂN NHƯỢNG CHỨNG KHOÁN

  1. Câu hỏi khách hàng

Công ty A chuyển nhượng vốn cổ phần của mình cho công ty B, giá chuyển nhượng thấp hợp giá vốn. Cơ quan thuế không chấp nhận và quyết định ấn định giá chuyển nhương làm giá tính thuế. Câu hỏi đặt ra là đúng hay sai? Ngoài ra còn lưu ý gì về giá chuyển nhượng không?

Một số lưu ý về chuyển nhượng góp vốn cổ phần, chứng khoán

  1. Tư vấn của Luật Trí Minh

2.1 Chuyển nhượng vốn

Căn cứ Điều 14 Thông tư 78/2014/TT-BTC ban hành ngày 18/06/2014

Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường, cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá chuyển nhượng. Doanh nghiệp có chuyển nhượng một phần vốn góp trong doanh nghiệp mà giá chuyển nhượng đối với phần vốn góp này không phù hợp theo giá thị trường thì cơ quan thuế được ấn định lại toàn bộ giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển nhượng để xác định lại giá chuyển nhượng tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp chuyển nhượng.

Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác ở cùng thời gian, cùng tổ chức kinh tế hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp việc ấn định giá chuyển nhượng của cơ quan thuế không phù hợp thì được căn cứ theo giá thẩm định của các tổ chức định giá chuyên nghiệp có thẩm quyền xác định giá chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng theo đúng quy định

Quyền ấn định giá chuyển nhượng của cơ quan thuế là nhận định chủ quan “không phù hợp với giá thị trường”. Đây cũng là một rủi ro lớn cho doanh nghiệp khi bán giá chuyển nhượng thấp hơn giá vốn.

Giá mới ấn định bởi cơ quan thuế sẽ căn cứ và giá chuyển nhượng của trường hợp chuyển nhượng khác cùng thời gian của chính doanh nghiệp đó, hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp doanh nghiệp không có giao dịch tương tự tại thời điểm đó thì không quy định về việc thuế sẽ căn cứ vào đâu để ấn định giá. Liệu đây có phải là trường hợp ngoại lệ không cho phép cơ quan thuế nghi ngờ giao dịch nếu công ty đó chưa tiến hành giao dịch nào tương tự thời điểm đó.

Trường hợp doanh nghiệp cho rằng cơ quan thuế ấn định giá chuyển nhượng không hợp lý thì có thể thuê đơn vị giám định giá chuyên nghiệp để so sánh với giá của bên thuế ấn định. Việc định giá doanh nghiệp có thể phần nhiều còn là nhận định mang tính cá nhân về khả năng sinh lời, về cảm giác rủi ro. Do đó, cảm giác mỗi người sẽ là khác nhau. Nếu để cơ quan định giá chuyên nghiệp thực hiện việc định giá để so sánh với giá của cơ quan thuế ấn định thì có thể là không chính xác. Đấy chính là việc nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động doanh nghiệp.

2.2 Chuyển nhượng cổ phần, chứng khoán

Cơ quan thuế không có quyền ấn định giá chuyển nhượng trong trường hợp này (Điều 15 Thông tư 78/2014/TT-BTC ban hành ngày 18/06/2014)

2..3 Về hình thức thanh toán

Liên quan đến hình thức thanh toán bằng chuyển khoản hay tiền mặt thì Điều 14 Thông tư 78/2014/TT-BTC cũng có quy định rang buộc chuyển khoản : “Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn cho tổ chức, cá nhân thì phần giá trị vốn chuyển nhượng theo hợp đồng chuyển nhượng có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp việc chuyển nhượng vốn không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng”

Trường hợp trên 20tr đồng mà không chuyển khoản thì cơ quan thuế lại có quyền ấn định giá chuyển nhượng. Quy định này có phần chủ quan của cơ quan thuế vì luật cho phép các bên có thể thanh toán bằng tài sản bao gồm tiền, vật, giấy tờ có giá, quyền sở hữu tri tuệ. Nếu thanh toán bằng vật, giấy tờ có giá, quyền sở hữu trí tuệ thì làm gì có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Quy định này nên được sửa thành nếu giao dịch chuyển nhượng được thanh toán bằng tiền thì phù hợp với các pháp luật liên quan hơn.

Lưu ý hạn chế này chỉ áp dụng cho trường hợp người nhận chuyển nhượng là công ty, và giao dịch chuyển nhượng vốn góp. Còn người nhận chuyển nhượng là cá nhân hoặc giao dịch chuyển nhượng cổ phần, chứng khoán thì không hạn chế việc thanh toán tiền mặt hay chuyển khoản.

Cảm ơn quý khách đã đọc bài viết "Một số lưu ý về chuyển nhượng góp vốn cổ phần, chứng khoán", trong trường hợp cần trao đổi chi tiết thêm hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Công Ty Luật Trí Minh chúng tôi, hãy liên hệ qua email “lienhe@luattriminh.vn” hoặc Hotline 024 3766 9599 (Hà Nội) và 028 3933 3323 (TP.HCM). Trong trường hợp không liên lạc được với số máy bàn quý khách hãy gọi 0961 683 366 để được hỗ trợ kịp thời.

  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây