Thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp và thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

Mục lục

QUY ĐỊNH VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

  1. Cơ sở pháp lý doanh nghiệp xã hội

Luật doanh nghiệp 2020

Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Nghị định 47/2021/NĐ-CP

Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT

  1. Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội.

Doanh nghiệp xã hội (Social enterprise) là gì? Đặc điểm

Doanh nghiệp  và thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội là gì?

Theo quy định tại khoản 1 điều 10 luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp xã hội cũng là doanh nghiệp bình thường nhưng có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng và sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

Và theo quy định tại điều 28 nghị định 01/2021/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục và hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội tương tự như thành lập một doanh nghiệp bình thường. Tùy loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, công ty tnnh hay công ty cổ phần sẽ có thành phần hồ sơ tương ứng.

Theo quy định  nghị định 01/2021/NĐ-CP thì để một doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp xã hội thì khi thành lập hoặc khi bắt đầu thực hiện mục tiêu của một doanh nghiệp xã hội trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp đó phải thông báo Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan đăng ký kinh doanh để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

  1. Về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp xã hội

Hiện nay không có hạn chế nào về việc đăng ký ngành nghề kinh doanh đối với doanh nghiệp xã hội, như vậy, doanh nghiệp xã hội được đăng ký tất cả các ngành nghề mà luật không cấm như một doanh nghiệp bình thường.

Vấn đề này cũng có thể được suy luận gián tiếp từ quy định tại khoản 2 điều 10 luật doanh nghiệp như sau: “trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật” vì doanh nghiệp thường và doanh nghiệp xã hội có thể chuyển đổi nên ngành nghề kinh doanh của chúng là như nhau.

  1. Các điểm khác trong hoạt động của một doanh nghiệp xã hội so với một doanh nghiệp bình thường

Theo quy định tại điều 10 luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp xã hội cũng là một doanh nghiệp nên hoạt động của doanh nghiệp xã hội trước tiên phải có đầy đủ như một doanh nghiệp bình thường.

Tuy nhiên vì là một hình thức doanh nghiệp đặc biệt nên hoạt động doanh nghiệp xã hội cũng có những điểm khác với các doanh nghiệp bình thường cụ thể như sau:

  • Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng và duy trì trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp xã hội;
  • Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký và duy trì trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp xã hội;
  • Khi doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo tới Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt.
  • Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp; Thủ tục nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài quy định tại nghị định 80/2020/NĐ-CP, thủ tục nhận viên trợ trong nước quy định tại nghị định 47/2021/NĐ-CP bao gồm phải lập thành văn bản, và phải thông báo cho cơ quan quản lý trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký kết văn bản tài trợ.
  • Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

Cảm ơn quý khách đã đọc bài viết "Doanh nghiệp  và thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội", trong trường hợp cần trao đổi chi tiết thêm hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Công Ty Luật Trí Minh chúng tôi, hãy liên hệ qua email “lienhe@luattriminh.vn” hoặc Hotline 024 3766 9599 (Hà Nội) và 028 3933 3323 (TP.HCM). Trong trường hợp không liên lạc được với số máy bàn quý khách hãy gọi 0961 683 366 để được hỗ trợ kịp thời.

  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây