Tư vấn đầu tư ra nước ngoài

Quy định mới về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của cá nhân 2022

Mục lục

Luật Trí Minh với 14 năm kinh nghiệm đã hỗ trợ và tư vấn thành công cho nhiều doanh nhân Việt Nam để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Trên thực tế, cụm từ mà hiện nay pháp luật Việt Nam quy định đối với hoạt động đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp có thể gây hiểu lầm cho Nhà đầu tư và trong nhiều trường hợp, có thể gây lẫn lộn với pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.

Để hiểu chính xác các cụm từ "Đầu tư trực tiếp", Nhà đầu tư có thể tìm đọc bài viết của Trí Minh liên quan tới hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Theo quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP: Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài. 

Nhà đầu tư đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bao gồm Tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh; cá nhân có quốc tịch Việt Nam thuộc đối tượng được tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài. 

Trong phạm vi bài viết này, Luật Trí Minh sẽ tập trung vào các quy định của pháp luật liên quan tới "Đầu tư gián tiếp của cá nhân Việt Nam"

Nhà đầu tư lưu ý: Trong phạm vi của bài viết này, cụm từ Ngân hàng nhà nước được hiểu là Ngân hàng nhà nước Việt Nam; cụm từ Nhà đầu tư là cá nhân mang quốc tịch Việt Nam.

ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI  CỦA CÁ NHÂN 

Theo quy định của Nghị định 135/2015/NĐ-CP và Thông tư 10/2016/TT-NHNN: Nhà đầu tư là cá nhân có quốc tịch Việt Nam chỉ được thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài dưới hình thức tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài. 

CHƯƠNG TRÌNH THƯỞNG CỔ PHIẾU PHÁT HÀNH Ở NƯỚC NGOÀI

Theo định nghĩa tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP, Chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài là chương trình của tổ chức nước ngoài thưởng cổ phiếu cho người lao động có quốc tịch Việt Nam làm việc trong các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy, ở đây có 3 điều kiện chính đối với chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài: (1) dành cho cá nhân mang quốc tịch Việt Nam; (2) Tổ chức nước ngoài phải có hiện diện thương mại tại Việt Nam; (3) Cá nhân phải là người lao động của Tổ chức có hiện diện thương mại tại Việt Nam.

Các hình thức thưởng: (1) thưởng trực tiếp bằng cổ phiếu và; (2) thưởng quyền mua cổ phiếu với các Điều kiện ưu đãi.

Việc thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài phải đảm bảo các nguyên tắc: 

- Chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài có đối tượng tham gia là người lao động có quốc tịch Việt Nam chỉ được thực hiện thông qua tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu và sau khi được Ngân hàng nhà nước xác nhận đăng ký; 

- Ngoại tệ thu được từ việc bán cổ phiếu, bán quyền mua cổ phiếu ở nước ngoài của người lao động có quốc tịch Việt Nam, cổ tức và các thu nhập hợp pháp phải được chuyển cho người lao động có quốc tịch Việt Nam thông qua tài khoản thực hiện chương trình theo quy định của pháp luật; 

- Việc thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối, nghĩa vụ nộp thuế thu nhập và các quy định khác có liên quan của pháp luật. 

QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC THƯỞNG CỔ PHIẾU PHÁT HÀNH Ở NƯỚC NGOÀI

(i) Được nhận và sở hữu cổ phiếu thường; bán cổ phiếu thưởng ở nước ngoài; nhận cổ tức và các thu nhập hợp pháp khác;

(ii) Nhận quyền mua cổ phiếu thưởng; thực hiện quyền mua cổ phiếu thưởng ở nước ngoài và sở hữu cổ phiếu thưởng; nhận cổ tức và các thu nhập hợp pháp khác; bán quyền mua cổ phiếu thưởng ở nước ngoài;

(iii) Sử dụng ngoại tệ tự có trên tài khoản; trích lương, thưởng hoặc sử dụng nguồn thu hợp pháp khác để mua ngoại tệ thanh toán tiền mua cổ phiếu thưởng tại tổ chức tín dụng: được phép thông qua tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu;

(iv) Được nhận tiền bán cổ phiếu thường ở nước ngoài, bán quyền mua cổ phiếu thường ở nước ngoài bằng ngoại tệ thông qua tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu.

CÁC NGHĨA VỤ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ KHI THỰC HIỆN VIỆC ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

Các quy định chung:

- Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn ngoại tệ sử dụng để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, hiệu quả kinh tế và rủi ro đối với số vốn sử dụng;

- Tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định đối với hoạt động đầu tư gián tiếp. Kỳ báo cáo: định kỳ hàng quý sau quý báo cáo của tổ chức phát hành thưởng cổ phiếu.

- Nhà đầu tư có trách nhiệm mở 01 tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại được phép tại Việt Nam để thực hiện các hoạt động liên quan tới hoạt động thu, chi trong hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Với đồng Việt Nam: Nhà đầu tư không được sử dụng nguồn vốn vay bằng đồng Việt Nam  từ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để mua ngoại tệ đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; Với ngoại tệ: Nhà đầu tư không được sử dụng nguồn vốn vay ngoại tệ trong nước và nước ngoài để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

- Tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối, nghĩa vụ nộp thuế thu nhập và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

- Chỉ được thực hiện thông qua tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu và sau khi được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký.

CÁC THỦ TỤC PHÁP LÝ CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN VIỆC ĐẦU TƯ  GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁ NHÂN VIỆT NAM

Đăng ký chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước nước ngoài với Ngân hàng nhà nước:

- Người nộp hồ sơ: Tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu

- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

- Cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ: Ngân hàng nhà nước

- Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Việt, hoặc tài liệu bằng tiếng nước ngoài có thể dịch sang tiếng Việt.

- Thời gian thực hiện thủ tục từ 60 - 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Thủ tục này không có lệ phí nhà nước

Trường hợp đặc biệt: Tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu chấm dứt hoạt động tại Việt Nam: Trước khi chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, tổ chức phải bán cổ phiếu thưởng, quyền mua cổ phiếu thưởng và chuyển toàn bộ số tiền thu được cho người lao động. Sau đó, thực hiện việc đăng ký việc thực hiện việc mua bán trên với Ngân hàng nhà nước.

Đăng ký mở và sử dụng tài khoản thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu

- Sau khi được Ngân hàng nhà nước xác nhận đăng ký thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài, tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phải mở 01 tài khoản thực hiện chương trình 

- Nơi tiếp nhận hồ sơ và giải quyết: Ngân hàng thương mại

- Loại tài khoản: tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ.

Thủ tục này hoàn thành ngay khi hồ sơ nộp vào Ngân hàng thương mại đồng ý.

Lưu ý: Ngoại tệ thu được từ việc bán cổ phiếu, bán quyền mua cổ phiếu ở nước ngoài của người lao động có quốc tịch Việt Nam, cổ tức và các thu nhập hợp pháp khác phải chuyển cho người lao động có quốc tịch Việt Nam thông qua tài khoản.

QUY ĐỊNH VỀ TỔNG HẠN MỨC ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI HÀNG NĂM

Tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm được xây dựng trên: a) Tình hình thực hiện cán cân thanh toán của năm liền trước và dự báo cán cân thanh toán của năm xây dựng tổng hạn mức; b) Quy mô dự trữ ngoại hối Nhà nước; c) Tình hình hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; d) Tình hình kinh tế vĩ mô và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong năm xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

- Bên thực hiện: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Nội dung: xây dựng tổng hạng mục đầu tư gián tiếp để Chỉnh phủ lê duyệt.

Bằng kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của mình, Luật Trí Minh sẽ nhanh chóng lên kế hoạch cho toàn bộ thủ tục, đặt thời gian và phương án phù hợp với Nhà đầu tư để hoàn thành trọn vẹn thủ tục. Hơn nữa, chúng tôi liên tục cập nhật chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với việc nhập cảnh, làm việc và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; trực tiếp soạn thảo, nộp hồ sơ, nhận kết quả và tiến hành bàn giao Giấy tờ cho khách hàng.

Ngoài dịch vụ tư vấn luật đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của cá nhân, Luật Trí Minh còn cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý liên quan khác đối với người nước ngoài, công ty vốn nước ngoài, ví dụ như:

(1) Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên

(2) Dịch vụ tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh vốn nước ngoài

(3) Dịch vụ tư vấn góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp công ty Việt Nam

(4) Tư vấn đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư cho công ty vốn nước ngoài

(5) Tư vấn thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty vốn nước ngoài

(6) Tư vấn xin Visa, Giấy phép lao động, Thẻ tạm trú cho nhà đầu tư, người lao động, chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại công ty vốn nước ngoài

(7) Tư vấn hợp đồng và các giao dịch kinh doanh của công ty vốn nước ngoài

Quý khách hàng và bạn đọc có nhu cầu tư vấn chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. 

  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây