Nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu và thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Mục lục

Ở Việt Nam, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu nhãn hiệu nói riêng đã được đề cập từ lâu nhưng thực sự được quan tâm và chú trọng trong khoảng 10 năm trở lại đây. Do tác động hai chiều của dòng chảy kinh tế thị trường và xu thế hội nhập, đòi hỏi các cá nhân, tổ chức phải nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu.

Với mong muốn hỗ trợ, đồng hành cùng các tổ chức, cá nhân trong việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, Luật Trí Minh đã cung cấp các dịch vụ Tư vấn pháp lý về Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam tới khách hàng.

Trong những năm qua, Luật Trí Minh rất hân hạnh hợp tác với rất nhiều đối tác lớn như: MIKADO, Đăng Quang Watch, Bảo Tín Minh Châu, TNC Sài Gòn, CARDVIET, VAKALAND,…

Khi đến với Luật Trí Minh, quý khách hàng sẽ được tư vấn về các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu; được tư vấn về hồ sơ và trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

I. Căn cứ pháp lý:

  1. Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
  2. Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009

II. Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

III. Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu?

Đăng ký nhãn hiệu là một phương thức để bảo hộ thương hiệu của tổ chức, cá nhân đăng ký. Việc đăng ký có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của một thương hiệu, khẳng định tư cách chủ sở hữu, tạo ra sự phân biệt đối với các tổ chức, cá nhân khác cung cấp cùng nhóm ngành sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra, việc đăng ký nhãn hiệu cũng có ý nghĩa rất quan trọng khi chủ sở hữu có căn cứ pháp lý bảo vệ quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.

IV. Những ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam?

Cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam;

Cá nhân, tổ chức nước ngoài (trường hợp các cá nhân, tổ chức nước ngoài khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam phải thông qua một tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ).

V. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam?

Việc đăng ký nhãn hiệu được thực hiện và nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Tài liệu hồ sơ bao gồm:

  1. Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định
  2. Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
  3. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
  4. Giấy ủy quyền (nếu đơn nộp thông qua đại diện);
  5. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên);
  6. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác);
  7. Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Cá nhân, tổ chức có thể tự mình đi nộp hồ sơ hoặc thông qua một công ty luật sở hữu trí tuệ, tổ chức sở hữu công nghiệp để thực hiện việc đăng ký và theo dõi tiến trình thẩm định đơn.  Việc đăng ký nhãn hiệu được thực hiện theo một tiến trình trong thời gian cụ thể như sau:

Giai đoạn 1. Thẩm định hình thức

Thời hạn thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Kết quả của thẩm định hình thức là Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ hoặc Thông báo kết quả thẩm định hình thức khi đơn có những thiếu sót cần phải bổ sung.

Giai đoạn 2. Công bố đơn hợp lệ

Trong vòng 02 tháng, kể từ ngày có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên trang dữ liệu công khai về Sở hữu công nghiệp. Kể từ khi đăng Công báo, bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền phản đối hoặc khiếu nại đến chủ đơn về nhãn hiệu đăng ký.

Giai đoạn 3. Thẩm định nội dung

Thời hạn thẩm định nội dung là không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn. Thẩm định nội dung đơn nhằm mục đích đánh giá khả bảo hộ và khả năng được cấp văn bằng bảo hộ không?

Giai đoạn 4. Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và đăng bạ

Căn cứ vào kết quả thẩm định nội dung, nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp đơn kết quả thẩm định và yêu cầu nộp các khoản lệ phí . Sau đó chính thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ đơn; đồng thời ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

VI. Điều kiện chung để nhãn hiệu được bảo hộ?

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác

VII. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu?

Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn.

CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN:

(1) Dịch vụ tư vấn khách hàng thường xuyên;

(2) Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp; sáng chế;

(3) Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch;

(4) Dịch vụ Công bố, tự công bố sản phẩm; vật liệu bao gói, chứa đựng sản phẩm;

(5) Dịch vụ quảng cáo sản phẩm.

  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây