Bản quyền tác giả

Chuyển nhượng quyền tác giả

Mục lục

Bạn đang muốn chuyển nhượng bản quyền tác giả tác phẩm của mình? Bạn đang muốn tìm hiểu thủ tục chuyển nhượng bản quyền tác giả? Và Bạn cũng đang đi tìm cho mình một đơn vị tư vấn pháp lý uy tín về vấn đề này? Hãy yên tâm vì Bạn đã ở đây. Luật Trí Minh với chúng đội ngũ chuyên viên pháp lý cao cấp, giàu kinh nghiệm về lĩnh vực bản quyền tác giả, sẽ giúp Bạn giải quyết tất cả mọi vướng mắc, khó khăn liên quan đến việc chuyển nhượng bản quyền tác giả.

 

Quy định chung về chuyền nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

(Ảnh minh hoạ)

 

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019;
  • Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 119/2010/NĐ-CP;
  • Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.

 

Quyền tác giả và chuyển nhượng quyền tác giả là gì?

  • Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
  • Chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

 

Điều kiện chuyển nhượng quyền tác giả

  • Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân sau đây:
    • Đặt tên cho tác phẩm;
    • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
    • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  • Người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân sau đây:
    • Giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;
    • Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
  • Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

                                                

Thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả

Bước 1: Lập hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả

Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
  • Căn cứ chuyển nhượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Bước 2: Chuẩn bị đơn đăng ký quyền tác giả

Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả;
  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
  • Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Lưu ý: Các tài liệu phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký quyền tác giả đến Cục Bản quyền tác giả, Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cư trú hoặc có trụ sở.

Bước 4: Nhận kết quả

Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

 

Trên đây là một số thông tin trao đổi cùng bạn, nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc khó khăn gì khi thực hiện xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

 

CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ LIÊN QUAN KHÁC:

(1) Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên

(2) Hệ sinh thái dịch vụ pháp lý dành cho nhà đầu tư nước ngoài và công ty có vốn nước ngoài

(3) Dịch vụ kế toán cho công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam

(4) Dịch vụ tư vấn xin cấp Visa, giấy phép lao động, thẻ tạm trú cho người nước ngoài

(5) Dịch vụ tư vấn thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài

 

>>> Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin liên hệ dưới đây để cùng trao đổi, tư vấn, xúc tiến hợp tác và rất nhiều hỗ trợ pháp lý liên quan

 

 

  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây