Giải quyết tranh chấp dân sự

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì cập nhật mới nhất trong bộ luật 2020

Mục lục

Theo chế định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định từ Điều 114 đến Điều 131, Chương thứ VIII Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) được đưa ra lần đầu vào năm 2015 nhằm giải quyết nhanh những vấn đề liên quan đến pháp luật.

 

 

Được thành lập từ năm 2007, có văn phòng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cùng đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, Luật Trí Minh hân hạnh và sẵn sàng là đối tác pháp lý đồng hành cùng quý khách.

Luật Trí Minh là đơn vị tư vấn thủ tục tố tụng cho cá nhân, tổ với chức với chất lượng phục vụ mang tính chuyên nghiệp. Với kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực trên, chúng tôi hiểu được những khó khăn cũng như những vướng mắc mà các khách hàng mắc phải. Đội ngũ chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm của Luật Trí Minh sẽ giúp bạn đơn giản hóa và thuận lợi hơn trong việc thực hiện các thủ tục tố tụng cũng như các thủ tục khác liên quan, đảm bảo việc quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án về các vấn đề dân sự nói chung và các vụ án dân sự, lao động, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình nói riêng, vì nhu cầu cấp bách tòa án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời cần thiết để:

- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được;

- Thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ,

- Giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự;

- Do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

- Đảm bảo việc cho việc xét xử;

- Đảm bảo việc thi hành bản án khi bản án có hiệu lực pháp luật

- Yêu cầu thực tiễn phải bảo vệ chứng cứ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến tranh chấp đang được giải quyết

Cơ sở pháp lý biện pháp khẩn cấp tạm thời

- Bộ luật tố tụng dân sự

- Bộ luật dân sự

- Các luật chuyên ngành có liên quan

Các biện pháp áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự

1. Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.

3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.

4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

5. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.

6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.

7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.

10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.

11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

12. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.

13. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.

14. Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.

15. Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu.

16. Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.

17. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật có quy định.

Một số lưu ý trong quá trình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Đương sự có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng thời điểm nộp đơn khởi kiện hoặc sau khi tòa án thụ lý vụ án;

2. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

3. Người yêu cầu có quyền yêu cầu tòa án áp dụng một hoặc đồng thời nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời trong cùng một vụ án dân sự.

4. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không có mẫu nhưng người yêu cầu phải đảm bảo đúng, đủ nội dung theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự.

5. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ chứng minh tính cấp thiết khi yêu cầu tòa án áp dụng các biện pháp này.

6. Tòa án phải xem xét nhanh chóng, kịp thời (trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc) để giải quyết các yêu cầu áp dụng/hủy bỏ/thay thế biện pháp khẩn cấp tạm thời

7. Việc áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời có điều kiện, bao gồm cả điều kiện thực hiện bảo đảm, ký quỹ.

8. Tòa án có quyền áp dụng một vài biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay cả khi không có yêu cầu của đương sự.

9. Tùy theo từng thời điểm, quyết định của Chánh án tòa án và Hội đồng xét xử là quyết định cuối cùng về việc áp dụng/không áp dụng/thay đổi/hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

10. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; trường hợp yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.

11. Trong một số trường hợp, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì Tòa án phải bồi thường.

12. Trong quá trình tố tụng nếu Thẩm phán đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử phải có quyết định cuối cùng về việc duy trì áp dụng hoặc hủy bỏ/thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phần quyết định của bản án.

Việc áp dụng linh hoạt của điều luật các biện pháp khẩn cấp tạm thời đã giúp ích rất nhiều trong việc giải quyết các vụ án, khiếu kiện gây nhiều tranh cã, giúp rút ngắn thời gian trong quá trình điều tra, tăng sự bảo vệ cũng như thu thập các bắng chứng, hồ sơ liên quan đến nhiều vụ án.

06 ĐIỀU THỰC SỰ KHÁC BIỆT CỦA LUẬT TRÍ MINH:

(1) Luật sư/Chuyên viên cao cấp sẽ là người trực tiếp tư vấn, trao đổi, xử lý công việc và giám sát chất lượng thực hiện cho quý Khách hàng;

(2) Mọi chi phí triển khai công việc luôn được thông báo, thỏa thuận rõ ràng, hợp lý và minh bạch, không phát sinh thêm chi phí;

(3) Luật Trí Minh luôn bám sát công việc, cập nhật quý Khách hàng thường xuyên và kịp thời;

(4) Các tài liệu, giấy tờ, kết quả luôn được giao nhận tận nơi trong các quận nội thành Hà Nội/Tp. HCM;

(5) Khách hàng luôn được lắng nghe, thấu hiểu, được tham vấn đưa ra quyết định tối ưu nhất và hài lòng nhất;

(6) Luật Trí Minh có thể cung cấp tư vấn trực tiếp bằng các ngoại ngữ: tiếng Anh.

Ngoài tư vấn các biện pháp khẩn cấp tạm thời, Luật Trí Minh còn cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý liên quan khác đối với người nước ngoài, công ty vốn nước ngoài, ví dụ như:

(1) Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên

(2) Dịch vụ tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh vốn nước ngoài

(3) Dịch vụ tư vấn góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp công ty Việt Nam

(4) Tư vấn đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư cho công ty vốn nước ngoài

(5) Tư vấn thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty vốn nước ngoài

(6) Tư vấn xin Visa, Giấy phép lao động, Thẻ tạm trú cho nhà đầu tư, người lao động, chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại công ty vốn nước ngoài

(7) Tư vấn hợp đồng và các giao dịch kinh doanh của công ty vốn nước ngoài

>>> Hãy liên hệ ngay với Công ty Luật chúng tôi theo thông tin liên hệ dưới đây để cùng trao đổi, tư vấn, xúc tiến hợp tác và rất nhiều hỗ trợ pháp lý liên quan.

(SINCE 2007) CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH

Văn phòng Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà Viet Tower (Thái Bình Group), Số 01 Thái Hà, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

ĐT: (+84) 24-3766-9599

Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: Lầu 8, Tòa nhà Alpha, Số 151 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

ĐT: (+84) 28-3933-3323

Website: www.luattriminh.vn

Email: contact@luattriminh.vn

 

 

  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây