Chia tách hợp nhất

Tư vấn thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

Mục lục

Với nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trên thị trường M&A, Luật Trí Minh cam kết mang lại các dịch vụ tư vấn M&A trọn vẹn từ khi bắt đầu quá trình tìm kiếm đối tác tham gia M&A đến việc hoàn tất các thủ tục M&A tại cơ quan nhà nước và các dịch vụ tư vấn sau M&A đi kèm.

Để thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan công an, các bên cần thực hiện theo các bước gồm:

Bước 1: Các công ty bị sáp nhập thực hiện thủ tục đóng mã số thuế tại cơ quan thuế quản lý

Sau khi có hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp, Các công ty bị sáp nhập phải nộp hồ sơ xin xác n  hận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và xin đóng mã số thuế lên cơ quan thuế quản lý, cơ quan bảo hiểm xã hội (nếu có), tổng cục hải quan (nếu có)…

Để thực hiện bước này, Luật Trí Minh yêu cầu các công ty bị sáp nhập cần có văn bản cam kết đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế, không nợ thuế.

sap-nhap-doanh-doanh-nghiep

Luật Trí Minh hỗ trợ khách hàng về tư vấn sát nhập công ty, doanh nghiệp

(nguồn ảnh: news.zing.vn)

Hồ sơ gồm sáp nhập doanh nghiệp gồm;

1.Các giấy tờ Luật Trí Minh tư vấn và soạn thảo

  • Biên bản họp và Quyết định của chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông của Công ty bị sáp nhập về việc sáp nhập công ty, thông qua hợp đồng sáp nhập và Điều lệ công ty nhận sáp nhập; bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nhận sáp nhập (nếu có);
  • Công văn xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế và đóng mã số thuế;
  • Hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp (bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp)

2. Các giấy tờ khách hàng yêu cầu tư vấn sáp nhập công ty cần chuẩn bị

  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận ĐKKD của doanh nghiệp;
  • Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký thuế của doanh nghiệp (nếu có);
  • Các giấy tờ về tài chính, kế toán, chứng từ, hóa đơn của doanh nghiệp;
  • Văn bản xác nhận kết quả hủy hóa đơn và xử lý hóa đơn ấn chỉ của doanh nghiệp (nếu có);
  • Các giấy tờ pháp lý có liên quan khác theo yêu cầu của Cơ quan thuế;

Bước 2: Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh Công ty nhận sáp nhập tại Sở kế hoạch và Đầu tư

Hồ sơ gồm:

2.1. Các giấy tờ pháp lý Luật Trí Minh tư vấn và soạn thảo:

  • Biên bản họp và Quyết định của chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông của Công ty bị sáp nhập về việc sáp nhập công ty, thông qua hợp đồng sáp nhập và Điều lệ công ty nhận sáp nhập; bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nhận sáp nhập (nếu có)
  • Biên bản họp và Quyết định của chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông của Công ty nhận sáp nhập về việc nhận sáp nhập công ty, thông qua Hợp đồng sáp nhập và Điều lệ công ty nhận sáp nhập; bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nhận sáp nhập (nếu có)
  • Hợp đồng sáp nhập công ty. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, điều kiện và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
  • Điều lệ công ty nhận sáp nhập;
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu);

2.2. Các giấy tờ khách hàng cần cung cấp:

  • Bản sao hợp lệ và bản gốc Giấy ĐKKD của các công ty bị sáp nhập;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và con dấu pháp nhân của các công ty bị sáp nhập;
  • Bản sao CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân và Bản sao ĐKKD/Giấy chứng nhận đầu tư/Quyết định thành lập đối với tổ chức của các thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập/chủ sở hữu Công ty nhận sáp nhập;
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định đối với trường hợp kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định hoặc Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc/Tổng giám đốc/ các nhân khác đối với trường hợp kinh doanh ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề;
  • Thông báo xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế và đóng mã số thuế của Cơ quan thuế quản lý;
  • 03 số báo liên tiếp đăng công bố chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập;
  • Các giấy tờ pháp lý liên quan khác;

3. Bước 3: Thực hiện thủ tục tại cơ quan Công an

Trong bước này, sau khi công ty nhận sáp nhập được cấp Giấy đăng ký kinh doanh, Quý khách hàng cần thực hiện thủ tục khắc con dấu pháp nhân và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho Công ty nhận sáp nhập.

Đồng thời, các công ty bị sáp nhập phải thực hiện thủ tục xin hủy con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu của công ty mình tại Cơ 

Cảm ơn quý khách đã đọc bài viết "Tư vấn sáp nhập doanh nghiệp", trong trường hợp trao đổi chi tiết thêm hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Công Ty Luật Trí Minh chúng tôi, hãy liên hệ qua email “lienhe@luattriminh.vn” hoặc Hotline 024 3766 9599 (Hà Nội) và 028 3933 3323 (TP.HCM). Trong trường hợp không liên lạc được với số máy bàn quý khách hãy gọi 0961 683 366 để được hỗ trợ kịp thời.

quan công an.

Từ khóa liên quan:

  • thủ tục thuế đối với công ty bị sáp nhập
  • thủ tục sáp nhập công ty tnhh
  • thủ tục sáp nhập công ty con vào công ty mẹ
  • quy định về sáp nhập doanh nghiệp
  • mẫu hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp
  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây