Tin tức Triminhlaw

Tư vấn pháp luật về đăng ký liên kết đào tạo tại Việt Nam 1

Mục lục

Tư vấn đăng ký liên kết đào tạo 

Kính chào Qúy khách, trong bài viết này, Luật Trí Minh sẽ cung cấp những thông tin xung quanh vấn đề về đăng ký liên kết đào tạo. Qúy khách có nhu cầu có thể đọc và tìm hiểu những thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng những thông tin sẽ giúp Qúy khách có được phần nào sự hiểu biết cũng như nắm được các vấn đề của vụ việc.

Trong trường hợp Qúy khách cần tư vấn và hỗ trợ tư vấn trực tuyến. Qúy khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ từ các luật sư giỏi, các chuyên viên pháp lý cao cấp của công ty.

Đường dây nóng của chúng tôi: 0961.683.366 / Email:lienhe@luattriminh.vn ( Qúy khách có thể liên hệ ngay bây giờ )

Căn cứ pháp luật

  1. Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
  2. Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
  3. Nghị định 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016;
  4. Nghị định 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2015;
  5. Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015;

Lưu ý:

Các văn bản pháp luật kể trên có thể bị sửa đổi, bổ sung trong thời gian khách hàng hoãn, thay đổi hoặc kéo dài thủ tục. Các văn bản pháp luật kể trên sẽ thay đổi nếu khách hàng thay đổi phạm vi yêu cầu và lĩnh vực cần tư vấn.

I - Hình thức liên kết đào tạo

1. Đào tạo tại Việt Nam theo chương trình của Việt Nam hoặc chương trình do hai bên xây dựng; cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam.

2. Đào tạo tại Việt Nam theo chương trình đã chuyển giao từ nước ngoài; cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam và được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín công nhận.

3. Đào tạo tại Việt Nam theo chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên xây dựng; cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài và được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín công nhận.

4. Đào tạo tại Việt Nam theo chương trình đào tạo đã chuyển giao từ nước ngoài; cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam và của nước ngoài và được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín công nhận.

5. Đào tạo một phần theo chương trình của Việt Nam hoặc theo chương trình của nước ngoài tại Việt Nam, một phần theo chương trình của nước ngoài tại nước ngoài; cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài và được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín công nhận.

II - Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo:

1- Ngành, nghề và trình độ đào tạo

Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện liên kết với cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài theo các hình thức liên kết đào tạo quy định chỉ được liên kết đào tạo trong phạm vi ngành, nghề và trình độ đào tạo đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép thực hiện.

2 - Điều kiện của đối tượng tuyển sinh vào học tại các chương trình liên kết đào tạo:

a) Trường hợp cấp bằng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Việt Nam;

b) Trường hợp cấp bằng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài thì phải tuân thủ quy định của nước ngoài. Các điều kiện này phải tương ứng với điều kiện tiếp nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài quy định tại nước sở tại và được cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chấp thuận;

c) Trường hợp đồng cấp bằng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài thì đối tượng tuyển sinh phải đáp ứng quy định tại Điểm a và Điểm b ở trên.

3 - Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

a) Cơ sở vật chất phải phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng chuyên ngành hoặc nghề, cụ thể:

  • Phòng học lý thuyết, thực hành đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,5 m2/chỗ học, diện tích phòng học thực hành tối thiểu từ 4 - 6 m2/chỗ thực hành;
  • Xưởng thực hành đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình đào tạo;
  • Phòng thí nghiệm, thực nghiệm và phòng học lý thuyết chuyên môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo.

b) Thiết bị đào tạo phải đáp ứng theo danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu đối với chuyên ngành hoặc nghề do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương ban hành. Đối với các chuyên ngành hoặc nghề mà cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chưa ban hành danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu thì phải bảo đảm đủ thiết bị đào tạo theo quy định trong chương trình đào tạo, tương ứng quy mô đào tạo của chuyên ngành hoặc nghề đó.

4 - Chương trình, giáo trình đào tạo

a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện liên kết đào tạo có trách nhiệm cung cấp đầy đủ chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, học liệu phục vụ cho việc học tập của người học;

b) Chương trình đào tạo phải được kiểm định và công nhận đạt chất lượng theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.

5 - Đội ngũ nhà giáo

a) Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo ít nhất phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều 54 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương;

b) Nhà giáo là người nước ngoài giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo ít nhất phải có 05 năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực giảng dạy;

c) Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo, trong đó:

  • Tỷ lệ học sinh, sinh viên/nhà giáo tối đa là 25 học sinh, sinh viên/nhà giáo đối với các chuyên ngành hoặc nghề thuộc lĩnh vực nhân văn, kinh tế và dịch vụ; 20 học sinh, sinh viên/nhà giáo đối với các chuyên ngành hoặc nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ; 15 học sinh, sinh viên/nhà giáo đối với các chuyên ngành hoặc nghề yêu cầu về năng khiếu của người học;
  • Có số lượng nhà giáo cơ hữu đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành, nghề liên kết đào tạo.

6 - Ngôn ngữ giảng dạy và học tập

a) Ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành trong liên kết đào tạo để cấp bằng của nước ngoài là ngoại ngữ, không giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch; đào tạo để cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam có thể là tiếng Việt hoặc giảng dạy thông qua phiên dịch;

b) Nhà giáo giảng dạy bằng ngoại ngữ trong chương trình liên kết đào tạo phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình, nhưng không thấp hơn trình độ bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương;

c) Người vào học chương trình liên kết đào tạo để cấp bằng của nước ngoài ít nhất phải có trình độ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương;

d) Căn cứ nhu cầu của người học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết có thể tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ giúp người học đạt trình độ quy định tại Điểm c ở trên trước khi tổ chức giảng dạy chính khóa.

7 - Quy mô đào tạo của chương trình liên kết được xác định căn cứ các điều kiện bảo đảm chất lượng chương trình quy định tại mục 3 và mục 5 của ở trên

III - Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký hoạt động liên kết đào tạo

  1.  Văn bản đăng ký hoạt động liên kết đào tạo do các bên liên kết cùng ký
  2. Báo cáo thực trạng về các điều kiện bảo đảm hoạt động liên kết đào tạo do các bên liên kết xây dựng, trong đó nêu rõ: Mục tiêu của chương trình liên kết đào tạo; chuyên ngành, nghề và trình độ đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình và giáo trình giảng dạy; danh sách giáo viên, giảng viên dự kiến (kèm theo giấy tờ chứng minh nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy của nhà giáo); đối tượng và tiêu chí tuyển sinh; quy mô đào tạo; hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá; bằng, chứng chỉ sẽ được cấp, tính tương đương của bằng nước ngoài đối với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam; biện pháp bảo đảm chất lượng và quản lý rủi ro; bộ phận phụ trách chương trình liên kết (kèm theo lý lịch cá nhân của người đại diện cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tham gia quản lý chương trình); mức học phí, hỗ trợ tài chính của cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài (nếu có), dự toán kinh phí, cơ chế quản lý tài chính; trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết; trách nhiệm và quyền hạn của nhà giáo, người học.
  3. Thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết.
  4. Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc các tài liệu tương đương khác của các bên liên kết.
  5. Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được phép đào tạo trong lĩnh vực dự định liên kết.
  6. Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo nước ngoài hoặc của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền.

Quý khách lưu ý:

  • Nội dung tư vấn trên Luật Trí Minh đưa ra dựa trên căn cứ pháp luật có hiệu lực ở thời điểm hiện tại
  • Trong trường hợp cụ thể, nội dung tư vấn có thể thay đổi do sự kiện thực tế liên quan đến quá trình kinh doanh. Trong trường hợp quý khách có dự kiến kinh doanh xin liên hệ với Luật Trí Minh để được hỗ trợ kịp thời.

Mọi chi tiết Qúy khách xin liên hệ trực tiếp với Công ty luật Trí Minh để được tư vấn luật và hỗ trợ dịch vụ kịp thời, chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.

  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây