Chia tách hợp nhất

Hợp nhất doanh nghiệp là gì? Quy định mới về luật hợp nhất doanh nghiệp

Mục lục

Hợp nhất doanh nghiệp là một trong những cách thức tổ chức lại doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2020 Vậy hợp nhất doanh nghiệp là gì ? Khi nào thì nên tiến hành hợp nhất doanh nghiệp ?

Cần cân nhắc kỹ trước khi hợp nhất doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 200 Luật doanh nghiệp 2020 thì Hợp nhất doanh nghiệp được hiểu như sau:  Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

 Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản là hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất với nhau bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị hợp nhất để tạo thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất), đồng thời sẽ chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.  Ví dụ: Công ty A và công ty B có thể hợp nhất để tạo thành công ty C bằng cách chuyển hết toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty A và B sang công ty C. Sau khi hợp nhất thì công ty A và B sẽ chấm dứt sự tồn tại ( A+ B = C).

Vậy khi nào thì các doanh nghiệp nên tiến hành hợp nhất ?

Hợp nhất doanh nghiệp có thể nói là một hình thức tập hợp sức mạnh nhanh nhất và ngắn nhất. Khi hai hay một số công ty hợp nhất thì sẽ tạo nên công ty mới lớn mạnh về nhiều mặt như tài chính, nhân sự hay cả thị phần… Việc hợp nhất doanh nghiệp giữa các công ty cùng lĩnh vực sẽ tạo ra sức mạnh, sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên việc hợp nhất cũng đồng nghĩa với việc công ty cũng cần tổ chức lại bộ máy quản lý, nhân sự khi mô hình công ty lớn hơn. Ngoài ra việc hợp nhất sẽ là gánh nặng của doanh nghiệp nếu các doanh nghiệp bị hợp nhất đang có các khoản nợ hay các nghĩa vụ tài chính chưa được giải quyết.  Đây cũng là một trong những thách thức đối với các doanh nghiệp khi xem xét để đưa ra quyết định có nên hợp nhất lại với nhau hay không, việc hợp nhất đôi khi lại thành “ ôm rơm nặng bụng”. Chính vì vậy khi đi đến quyết định hợp nhất, các  doanh nghiệp cần lưu ý yêu cầu các công ty bị hợp nhất cung cấp các thông tin sau: 

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các chi nhánh, địa điểm kinh doanh và các giấy phép của công ty hiện có.
  • Báo cáo tài chính qua các năm (tốt nhất nên có kiểm toán), tình hình tài chính thu, chi của doanh nghiệp.
  • Thông tin về bộ máy nhân sự, quản lý, đội ngũ cán bộ, nhân viên của công ty,…
  • Các báo cáo, số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty bị hợp nhất qua các năm và ở giai đoạn 6 tháng gần nhất,…
  • Thông tin về thị thường và khách hàng hiện có trước khi hợp nhất,…
  • Bảng kê cơ sở vật chất, tài sản cố định hiện có của công ty,…
  • Việc xây dựng hình ảnh, phát triển thương hiệu của các công ty,….

Đây chỉ là một trong những lưu ý cơ bản mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi bắt tay hợp tác rồi đi đến quyết định hợp nhất doanh nghiệp. Thực tế thì trong quá trình hợp nhất có thể phát sinh rất nhiều vấn đề mà nếu không giải quyết triệt để sẽ mang lại rất nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp. Do đó, lời khuyên là trước khi hợp nhất, các doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ càng, nghiên cứu kỹ các thông tin của các công ty dự định sẽ hợp nhất, tốt nhất là nên xin ý kiến của các chuyên gia, luật sư để giảm thiểu hiểu rủi ro, biến nguy cơ thành cơ hội phát triển.

Từ khóa liên quan:

  • ví dụ về hợp nhất doanh nghiệp
  • điều kiện hợp nhất doanh nghiệp
  • hợp nhất doanh nghiệp là gìthủ tục hợp nhất doanh nghiệp
  • sáp nhập và hợp nhất khác nhau
  • sáp nhập hợp nhất công ty luật

 

Luật sư : Nguyễn Văn Trung

  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây