Nhãn hiệu

Quy định về việc ghi nhãn sản phẩm nhập khẩu

Mục lục

QUY ĐỊNH GHI NHÃN SẢN PHẨM NHẬP KHẨU?

Căn cứ pháp lý

- Luật Thương mại năm 2005;

- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa

- Thông tư số 05/2019/TT-BKHCN 

 

TRẢ LỜI

1. Khái niệm

Theo quy định tại điều 3 nghị định 843/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, thì Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn lên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa

Hàng hoá lưu thông trong nước, hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá xuất khẩu bắt buộc phải ghi nhãn hàng hoá theo qui định của pháp luật về nhãn hàng hoá

Việc ghi nhãn hàng hoá là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hoá lên nhãn hàng hoá để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.

2. Những hàng hoá không bắt buộc ghi nhãn:

- Hàng hoá là thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;

- Hàng hoá là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thuỷ sản, khoáng sản) vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thoả thuận với người tiêu dùng.

3. Ghi nhãn đối với sản phẩm nhập khẩu

Đối với sản phẩm nhập khẩu, Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

3.1 Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hoá:

+ Tên hàng hoá;

+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;

+ Xuất xứ hàng hoá ;

- Ngoài ra phải thể hiện trên nhãn hàng các nội dung bắt buộc tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hoá, cụ thể như sau:

+ Định lượng;

+ Ngày sản xuất, hạn sử dụng;

+ Thành phần hoặc thành phần định lượng;

+ Thông số kỹ thuật;

+ Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;

+ Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

Ngoài các nội dung bắt buộc, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá được phép ghi lên nhãn những nội dung khác. Những nội dung ghi thêm không được trái pháp luật và phải đảm bảo trung thực, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc ghi trên nhãn.

3.2 Vị trí nhãn hàng hoá

Nhãn hàng hoá phải được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

Trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì:

- Các nội dung như: tên hàng hoá; tên tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; định lượng; ngày sản xuất; xuất xứ hàng hoá phải được ghi trên nhãn hàng hoá.

- Các nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hoá và trên nhãn hàng hoá phải chi ra nơi ghi các nội dung đó.

3.3 Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hoá

- Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hoá phải được ghi bằng tiếng Việt.

- Hàng hoá được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định trên, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.

- Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Nhãn phụ phải được phải được gắn trên hàng hoá hoặc bao bì thương phẩm của hàng hoá và không che khuất nội dung bắt buộc của nhãn gốc

Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái  La tinh:

+ Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;

+ Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hoá học, công thức cấu tạo;

+ Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hoá trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;

+ Tên, địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, nhượng quyền sản xuất.

3.4 Kích thước, màu sắc nhãn hàng hoá:

Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá tự xác định kích thước của nhãn hàng hoá, sao cho bảo đảm thể hiện đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định và nhận biết một cách dễ dàng bằng mắt thường.

kích thước của chữ và số thể hiện đại lượng đo lường thì phải tuân thủ quy định của phát luật về đo lường;

Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hoá. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hoá.

Để được tư vấn luật và sử dụng dịch vụ pháp lý về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Qúy khách liên hệ CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH

Qúy khách gọi: Hà Nội - 043.766.9599 / HCM:083.933.3323

 

  • CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH - TRI MINH LAW FIRM

    • Hà Nội: Tầng 5, Số 1 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa

    • SĐT: (024).3766.9599

    • HCM: Tầng 11, Tòa Nhà 246, Số 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q1

    • SĐT: (028).3933.3323

    • Email: contact@luattriminh.vn

    • https://www.luattriminh.vn

GỌI LUẬT SƯ | YÊU CẦU BÁO PHÍ | ĐẶT LỊCH HẸN

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây